(Tiếp theo Bài 3)
Ra tù cùng lược với
cụ Phan Chu Trinh, nhưng không giống như cụ Phan vì ông Phan Văn Trường bị nhà
cầm quyền Pháp đưa xuống Toulouse làm thông dịch cho nhóm lính thợ Việt Nam. Ðối
với nhà cầm quyền Pháp, ông Trường là phần tử nguy hiểm luôn bị mật thám theo
dõi, nên ông không ở cư xá của trại lính thợ mà thuê nhà ở riêng bên ngoài trên
đường Rue du Taur (2 lần đổi nhà nhưng vẫn thuộc phố Rue de Taur, Toulouse) để ở,
nhằm dễ hoạt động. Ông Trường lập gia đình với một phụ nữ Pháp tại đây, và
Robert Phan Văn Trường chào đời (1921) kết quả của mối tình này...
Tưởng như thế đã
yên, nào ngờ vào khoảng tháng 9 năm 1917, Bộ Thuộc Ðịa Pháp cho bắt giam ông Trường
vào tù vì cho rằng chính ông là người “chủ mưu xúi giục” đám lính thợ làm “đơn
xin giải ngũ để hồi hương”. Trong vụ này ông Trường nói rằng: “chỉ dịch giúp đơn
xin của họ mà thôi và đã dựa vào sự kiện ‘chính quyền thuộc địa dán áp-phích quảng
cáo khắp nơi, nội dung nói rằng thời gian đi lính chỉ một năm rồi về...’, nhưng
thơi gian phục vụ trong quân ngũ đã quá hạn nên ông đã giúp họ “dịch sang Pháp
ngữ những đơn xin hồi hương mà họ nhờ...” Rất may cho ông Trường, nhờ vào những
người lính thợ mà ông ta đã tìm được bằng chứng về viên sĩ quan phụ trách điều
tra vụ án bắt ép những người lính thợ phải khai “chính Phan Văn Trường đã xúi
giục” (Theo “Une histoirede conspirateurs annamites à Paris- Chuyện Những Người
An Nam Âm Mưu Tại Paris- Hồi Ký của Phan Văn Trường, L'insomniaque, 2003, trang
170-171). Ngoài chuyện sai quấy của viên sĩ quan điều tra vụ án (dụ nhân chứng
khai gian là ông Trường xúi giục, nhưng họ lại khai ngược - chính ông Phan Văn
Trường đã ngăn cản họ nộp đơn xin giải ngũ!), còn có sự che chở của viên Thiếu
Tá chỉ huy trưởng Malacamp (ông này rất có thiện cảm với ông Trường khi làm việc
tại trại này) nên đã tìm mọi cách bên vực, sẵn sàng làm nhân chứng “ông Trường
là người tốt”. Kết cuộc, ông Trường được thoát tội.
Như thế chuyện làm
của ông Trường qua vụ án này là oan hay ưng? Chuyện oan trái thật sự đang ở về
phía luật pháp, còn đối với ông Trường thì rõ ràng mọi hoạt động của ông nhằm
thực hiện việc chống thực dân, giúp dân An Nam thoát khỏi cảnh bị trị, thì lúc
nào cũng bị mật thám Pháp theo dõi bám sát. Do đó, việc “xúi giục” của ông Trường
là “có”! Trong một mật báo, không ghi rõ ngày của mật thám Pháp đã viết như
sau:
“Hội những
người An Nam yêu nước đã được thành lập từ nhiều năm nay do hai nhà cách mạng
chống Pháp là Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh. Ðó là một nhóm hoạt động rất
tích cực. Trong suốt thời kỳ chiến tranh (1914-1918), trụ sở Hội này là nơi hẹn
của rất nhiều binh lính An Nam và hạ sĩ quan cùng sĩ quan có cấp bực. Từ hồi
hai người trên, Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh bị bắt vì tội chống an ninh
quốc gia. Vào năm 1915, tuy Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường vẫn giữ vai trò
lãnh đạo Hội một cách không chính thức, nhưng thực tế thì đã là do chính Nguyễn
Ái Quốc.” (Thu Trang,
Những Hoạt Ðộng Của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911-1925, Ðông Nam Á, Paris,
1983, trang 44).
Nếu
báo cáo này cho ràng Nguyễn Ái Quốc mới là nhân vật chính lãnh đạo những người
Việt kiều yêu nước lúc đó thì có thể đây là chuyện lầm lẫn vì Nguyễn Ái Quốc là
bút hiệu của nhóm “Ngũ Long” xuất hiện vào nửa sau năm 1919 (thời gian này Nguyễn
Tất Thành mới có mặt tại Paris). Bản báo cáo viết rằng: “Trong suốt thời kỳ chiến tranh
(1914-1918), trụ sở Hội này là nơi hẹn của rất nhiều binh lính An Nam và hạ sĩ
quan cùng sĩ quan có cấp bực. Từ hồi hai
người trên, Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh bị bắt vì tội chống an ninh quốc
gia” việc này cho chúng ta xác định rằng: “có sự qua lại giữa Phan Văn Trường với
binh lính, sĩ quan An Nam từ tháng 7 năm 1915 đến tháng 5 năm 1919 ở Toulouse”.
Khi về Việt Nam, ông
Trường bắt tay ngay vào việc viết báo để tiếp tục đấu tranh chống chế độ thực
dân của Pháp Tại Việt Nam (tờ L'Annamtại Sài Gòn). Mọi hoạt động của ông Trường
ở Sài Gòn đều được mật thám Pháp bám sát, nhưng họ chưa làm gì được vì chưa đủ
bằng cớ để buộc tội một công dân Pháp như ông ta (dĩ nhiên không giống như cách
đối xử với những người dân An Nam khác nếu có những hoạt động tương tự đều phải
bị bắt và bị tra tấn, buộc phải nhận tội). Lợi dụng lợi thế này, năm 1926, ông
Trường cho đăng lại các tài liệu như: “Bản kêu gọi Hội Quốc Liên đòi quyền độc
lập cho Việt Nam” của báo Việt Nam Hồn và đảng Phục Việt của Nguyễn Thế Truyền ở
Pháp, bài “xúi giục nhóm lính Pháp gốc Việt đang chiến đấu tại Trung Hoa bất
tuân thượng lệnh” của báo L'Humanité Paris, vận động đồng bào làm lễ truy điệu
cho ông Lương Văn Can (Hiệu Trưởng trường Ðông Kinh Nghĩa Thục)... Vin vào
những việc làm mang tính chống đối đường lối chính sách hiện hành, nhà cầm
quyền thực dân Pháp tại Việt Nam đã cho bắt ông Trường đưa ra tòa Tiểu Hình Sài
Gòn xét xử. Ông Phan Văn Trường bị tòa tiểu hình này kết án 2 năm tù (bản án
ngày 27 tháng 3 năm 1928 - theo Ngô Văn - Việt Nam 1920-1945, L'Insomniaque,
2000, trang 64-65). Ông Trường chống án lên tòa trên, Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn
cho xử lại, nhưng vẫn y án như Tòa dưới. Vì là công dân Pháp, ông Trường không
chấp nhận bản án của các tòa án thuộc địa, nên tiếp tục chống án lên Tòa Phá Án
Paris. Ðến Paris, ông Trường cũng bị Tòa Phá Án tại đây xử y án lần nữa, lần
này ông Trường hết phương, đành chấp nhận vào tù (tại Paris, tháng 6 năm 1929).
Tám tháng sau (tháng 2 năm 1930), nhờ sự vận động xin ân xá của Luật Sư Marius
Moutet (đang là Dân Biểu của đảng Xã Hội Pháp), ông Trường được ra tù, rồi trở
về lại Việt Nam, mở văn phòng cố vấn pháp luật ngay tại Sài Gòn. Năm 1933 ông
ra Bắc thăm gia đình, tưởng sẽ về lại được Sài Gòn, nhưng không ngờ bệnh gan
trở nặng, ông Trường qua đời tại Hà Nội ngày 22 tháng 4 năm 1933 (Theo Ðặng Hữu
Thụ - Thân Thế và Sự Nghiệp Nhà Cách Mạng Nguyễn Thế Truyền, xuất bản tại Melun,
Pháp, 1993, trang 35-36).
Cụ
Phan Chu Trinh và ông Phan Văn Trường là hai trụ cột chính của phong trào yêu
nước tại hải ngoại, nhưng cách hành sử của 2 ông lại khác nhau. Về phần ông
Phan Văn Trường lúc nào cũng kính trọng và khâm phục cụ Phan Chu Trinh, song
vẫn cứ cho rằng đường lối đấu tranh của cụ Phan Chu Trinh thật quá ngây thơ
“khi tin vào chính quyền thuộc địa” (khi còn ở tại Paris, cụ Phan Chu Trinh cứ
hay đến Bộ Thuộc Ðịa kêu cứu, cụ nghĩ làm như thế thì Bộ này sẽ cho thay đổi
chính sách cai trị tại Ðông Dương!). Ðiều này với ông Phan Văn Trường cho rằng
khó có thể xảy ra, mà lợi thế chính của những người như nhóm của ông phải dùng
ngòi bút, dùng những buổi diễn thuyết để đả kích trực tiếp những nhân vật chủ
chốt như Bộ Trưởng Bộ Thuộc Ðịa, Toàn Quyền Ðông Dương, và hệ thống quan lại
cai trị ở thuộc địa... may ra vì dư luận quần chúng tại Pháp mới gây ảnh
hưởng được. Ông Trường đem so sánh chính sách thuộc địa ở Âu Châu thời La Mã với
chính sách thuộc địa ở Á Châu của Trung Hoa, rồi kiêu hãnh rằng mình đã hấp thụ
được nền văn minh lâu đời Ðông Phương, dĩ nhiên vượt trội hơn nền văn minh non
trẻ của Tây Phương. Ông Trường biết lợi dụng “dân tộc tính của người Pháp” mà
nói rằng “rất quý mến họ” để kéo họ về phe mình chống bọn “dã man giết người” ở
thuộc địa. Ðối với chính quyền thực dân Pháp thì ông Phan Văn Trường là phần tử
nguy hiểm hơn cụ Phan Châu Trinh (dầu sao thì tại Pháp ông Trường là người có
thế lực, có nhiều quen biết với các chính khách Pháp, được trí thức Pháp biết
đến nhiều hơn so với cụ Phan Chu Trinh, hơn nữa ông Trường có quốc tịch Pháp,
lại là một Luật Sư, nên mọi việc làm ông Trường đều hành động công khai theo
đúng luật pháp cho phép. Ví dụ như khi bắt bẻ một Bộ Trưởng, hoặc Toàn Quyền,
ông Trường “định tội” họ thật rõ ràng theo đúng các điều luật quy định trong
ngành tư pháp của Pháp).
Hôm nay khi nhắc đến
Phan Văn Trường, các nhà nghiên cứu đều cho rằng “ông ta là người tiên phuông
trong cuộc “cách mạng dùng ngòi bút” (qua báo chí) tại Pháp (mạnh nhất là thời
gian tại Toulouse), nhằm chống lại đường lối cai trị của Bộ Thuộc Ðịa Pháp ở
Ðông Dương.
Kết quả việc làm của
ông Trường lúc đó là làm cho người Pháp hay Việt kiều tại Pháp khi đọc những
bài báo hay các tác phẩm “Bản Án Chế Ðộ Thực Dân” và “Ðông Dương”, (ký tên Nguyễn
Ái Quốc hay Nguyễn Ái Quấc) đều mang nội dung với hàm ý thông báo cho người dân
Pháp biết về mọi thủ đoạn dã man, tàn ác của bọn thực dân lợi dụng danh nghĩa
người Pháp đang đem áp dụng tại những nước thuộc địa. Thường những bài báo này
đều có hình ảnh dẫn chứng, minh định rằng sự việc nêu lên là có thật (Những tài
liệu cho các bài báo này được chuẩn bị kỹ trước đó, do những người từ Việt Nam
được sang Pháp mang theo. Chẳng hạn như vào tháng 5/1918, ông Nguyễn An Ninh từ
Sài Gòn sang Pháp, thì trước đó 2 năm, ông ta đã ra Hà Nội học, nên biết rõ được
tình hình cả Nam Kỳ lẫn Bắc Kỳ. Hoặc như ông Nguyễn Thế Truyền ở Toulouse, sau
khi học xong cũng trở về Việt Nam (Bắc Kỳ) thăm nhà từ tháng 8/1920 đến tháng
8/1921, ông nhận thấy rằng những bài viết trên báo tại Pháp có ký tên Nguyễn Ái
Quốc (hay Quấc) rất được người trong nước kính trọng, xem Nguyễn Ái Quốc như một
vị anh hùng...). (Theo Nguyễn Thế Truyền - “Một Người Bôn-Sê-Víc da vàng”. Khi
trở lại Paris, Nguyễn Thế Truyền đã cùng một số bạn bè là nhà văn, nhà báo kể cả
những người tại Châu Phi, Madagascar cùng nhau viết những bài nói lên sự cùng
khổ của người dân thuộc địa đang sống dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp,
cho đăng trên tờ “Người Cùng Khổ” (Le Paria) do Hội Liên Hiệp Thuộc Ðịa xuất bản.
Lúc đầu những bài viết trên tờ Le Paria có bút danh bí mật là Nguyễn Ố Pháp (Nguyễn
ghét Pháp), rồi sau đó là Nguyễn Ái Quốc hay Quấc (Nguyễn yêu nước). Bút hiệu
Nguyễn Ái Quốc được nhóm Ngũ Long dùng làm bút hiệu chung (bút hiệu Nguyễn Ái
Quốc lắm lúc viết thành Nguyễn Ái Quấc, có thể do những người ảnh hưởng nặng
Nho học như cụ Phan Chu Trinh hay Nguyễn Tất Thành, vì viết trại đi trành phạm
húy chăng? (?). Người viết cho rằng những tài liệu nghiên cứu về Hồ Chí Minh
sau này, các sử gia CSVN hay nêu lên cách viết ban đầu khi dùng mẫu tự La Tinh
chưa được hoàn chỉnh, nên mới có tình trạng viết “kách mệnh” thay vì “cách mạng”
bằng chữ quốc ngữ trên báo Paria(?)...
Nhóm “Ngũ Long”
khi viết báo tại Pháp đều dung chung bút hiệu “Nguyễn Ái Quốc (hay Nguyễn Ái Quấc),
nội dung các bài báo đều gây bất lợi cho chính sách thuộc địa Pháp tại Ðông
Dương, nên Bộ Thuộc Ðịa cho mật thám ngày đêm theo dõi và bắt giam người này. Lúc đó ông Nguyễn Tất Thành mới từ Anh quốc sang, tuy không
phải là tác giả tất cả những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc, nhưng sau một thời
gian, có sự sắp xếp của nhóm ông ta (Nguyễn Tất Thành - lúc này đã là đảng viên
của đảng Cộng Sản Pháp), đứng ra nhận lãnh mình là Nguyễn Ái Quốc. Từ đó tên tuổi
Nguyễn Ái Quốc nổi bật lên ở chính trường Ðông Dương, để rồi Nguyễn Tất Thành
chiếm làm của riêng, biến Nguyễn Ái Quốc thành Hồ Chí Minh!
Nhiều người từng đặt
câu hỏi: “Tại sao những người trong nhóm Ngũ Long không ai xác minh chuyện
này?... Ðiểm rõ ràng nhất mà ai cũng có thể thấy được đó là ông Nguyễn Tất
Thành lúc đó mới tới Pháp thì làm sao đủ khả năng về Pháp ngữ để viết báo với
bút hiệu Nguyễn Ái Quốc! Ðiều này có thể dẫn chúng ta tới cách suy luận:
Ðể trả lời câu hỏi
này, đã có những lý do sau:
Thứ nhất, đối với
các người khác trong nhóm “Ngũ Long”, ông Nguyễn Tất Thành không phải là người
quan trọng lắm, và lại ông Thành còn là đảng viên của Ðảng Cộng Sản Pháp (Ðảng
hoạt động hợp pháp trên đất Pháp), nên có tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc thì
cũng không gặp nguy hiểm khi đối mặt với nhà cầm quyền.
Thứ hai, nhiều mật
thám Pháp gốc Việt được chính quyền Pháp (Bộ Thuộc Ðịa) cắt đặt để theo dõi mọi
hành động của Việt kiều sống trên đất Pháp, như người có bí danh Jean (chuyên
theo dõi Nguyễn Tất Thành), có bí danh Désiré (theo dõi Nguyễn Thế Truyền)... Riêng
cụ Phan Chu Trinh thì đã có Nguyễn Như Chuyên (sinh viên, làm thông dịch cho cụ
Phan mà cũng chính là một mật thám của Pháp đặt cạnh cu). Cụ Phan xem Chuyên
như là một đồ đệ của mình (ông Phan Văn Trường đã tình nghi Chuyên, nhiều lần
nói với cụ Phan phải cảnh giác thì hơn, nhưng cụ Phan cho rằng ông Trường quá cẩn
trọng nên mới nghĩ Chuyên như thế. Trong Hồi Ký của ông Phan Văn Trường có đoạn
trách cụ Phan Chu Trinh “khinh suất” là nhằm vào lời cảnh báo này, và có đoạn
nói rõ rằng chính Nguyễn Như Chuyện đã báo cáo sai để cụ Phan Chu Trinh và ông
Phan Văn Trường bị Pháp bắt về tội “phiến loạn” (bị tù 11 tháng), không chỉ có
thế mà chính Chuyên là người được Pháp cho vào ở tù chung với Phan Văn Trường để
tiện việc theo dõi. Ðể cho ông Trường tin mình,
Chuyên đã giả điên nhằm gây cảm tình để thuyết phục ông Phan Văn Trường viết
đơn xin ân xá (điều này chứng tỏ ông Trường nhận tội), nhưng ông Trường không
nghe. Thấy việc làm trong tù không hữu hiệu, nhà cầm quyền Pháp phải
dùng mật thám theo dõi các thân chủ của ông Trường và hăm dọa những người này
không được “mướn” ông Trường là luật sư (thưa kiện, bào chữa) giúp họ nữa, và nếu
cứ tiếp tục nhờ vảo một kẻ phiến loạn, chống lại chính quyền (Pháp) như ông Trường
làm luật sư biện hộ, thì chỉ có mang họa vào thân mà thôi. Nhờ những chuyện như
thế này mà ông Phan Văn Trường mới có lý do viết thơ gởi lên Bộ Trưởng Nội Vụ
và Bộ Thuộc Ðịa (đăng trên báo Le Paria) để tố cáo sự vô lý này.
Một chứng minh nữa về sự làm việc “ẩu tả” khó đem lại kết quả tốt của mật
thám Pháp là câu chuyện của nhà văn Léon Werth viết trong cuốn
Cochinchine(Rieder, 1926, Viviane Hamy, 1997), Léon Werth nói rằng ông ta rất
khâm phục ông Nguyễn An Ninh, và thấy cuộc sống người dân Nam Kỳ đang bị áp bức
bởi “bọn thực dân vô giáo dục” đang hành xử đối với một dân tộc “có truyền thống
văn hóa lâu đời”, Léon Werth dẫn chứng sự ngu dốt này bằng câu chuyện thực, xảy
ra ngay với tác giả: “...Hai mật thám người
Việt có nhiệm vụ theo dõi Nguyễn An Ninh ở Sài Gòn, nhưng thay vì theo dõi Ninh
thì họ lại đi theo dõi Dejeande la Bâtie (Tây lai) - Chủ nhiệm báo La Cloche
Fêlée mà Nguyễn An Ninh đang cộng tác... Khi Léon Werth và Nguyễn An Ninh rời
Sài Gòn đi lục tỉnh chơi, hai tên mật thám này vẫn không hay biết gì, cứ tiếp tục
theo dõi Dejean de la Bâtie để viết báo cáo cho cơ quan an ninh Pháp ở Sài Gòn
hàng ngày. Ðến khi cơ quan an ninh Rạch Giá đánh điện lên báo với an ninh Sài
Gòn là Nguyễn An Ninh đang ở Rạch Giá, thì mọi việc mới được xem lại, kết quả cả
hai mật thám (theo dõi ông Ninh) đều bị mất việc!” (Cochinchine, trang 156)
(Còn tiếp)