Trong “Tự Phán” (NXB Nhân Xã
Học Xã, California, tr.220), cụ Phan viết việc bị mật thám Pháp cóc như sau:
“…Mười hai giờ trưa ngày 11 tháng 5 Ất Sửu (1925) tôi
gấp lên Thượng Hải, tính làm xong việc gởi tiền đi Béc Linh thì tức khắc xuống
thuyền đi Quảng Đông, bởi vĩ thuyền Thượng Hải đi Quảng Đông chỉ 5 ngày. Khi
tôi ở Hàng Châu xuất phát, có mang theo bạc Tàu 400 đồng tức là số bạc gởi cho ông
Trần. Ai dè lúc tôi ra đi mà thời giờ hành động của tôi nhất nhất đã có kẻ mật
báo với Pháp.
Đồng
hồ chỉ đúng 12 giờ hôm đó, chuyến tàu hỏa Hàng Châu đi đến Bắc trạm, tôi vì
nóng lòng gởi bạc cho ông Trần, nên gởi đồ ở nhà chứa đồ, chỉ nách một cái ca
bâng (va ly nhỏ) đi ra cửa ga thì thấy có một cổ xe khá lịch sự, đứng xung
quanh có 4 người Tây Phương, tôi không nhận ra được là người Pháp. Bởi vì xứ
Thượng Hải và người Tây Phương nước nào cũng có, khách sang trọng biết chứng
nào mà kể; đem xe hơi rước khách cũng là thông lệ của các lữ quán to. Tôi có
biết đâu xe hơi này là do đồ của kẻ cướp bắt cóc người đâu? Tôi mới ra khỏi cửa
ga vài bước, thì thấy có một người Tây hung dữ lại trước mắt tôi, dùng tiếng
Quan Thoại mà nói với tôi rằng:
-
Trưa cơ xế hấn hảo, Xênh xiên sâng sang xê (Xe nầy tốt, Mời tiên sinh lên xe).
Tôi
nhã nhặn: từ chối:
-
Ú ộ bú giả u...
Lời
từ chối của tôi chưa kịp dứt, thì phía sau lưng tôi có mấy người xốc tới đẩy
tôi vào trong xe. Xe chạy đến tô giới Pháp, rồi ra bến tàu. Một tàu binh Pháp
chờ sẵn ở đây. Tôi bị đưa xuống tàu. Từ lúc đó, tôi là người tù của Pháp...”.
Khoản tháng 7/1925, một chiến hạm Pháp từ
Thượng Hải, chở cụ Phan đến Hương Cảng, chuyển cụ sang tàu Angkor của hãng Nhà
Rồng, đưa về Hải Phòng. Sau đó đưa cụ lên Hà Hội giam vào Hỏa Lò, để chờ giao Hội
Đồng Đề Hình định ngày xét xử.
Ngày 25/11/1925 (Ất Sửu), Hội Đồng Đề Hình
gồm Giám Đốc Brida làm Chủ Tọa, Đốc Lý Hà Nội Dupuy và Đại Úy Bollie làm Phụ
Thẩm, Boyer làm Bồi Thẩm, Armoux Patrick làm Lục Sự. Hội Đồng Đề Hình nầy để cử
2 Luật Sư Bona (ở Hà Nội) và Laire (ở Hải Phòng) làm Luật Sư biện hộ cho bị cáo
Phan Bội Châu.
Tuy bị Hội Đồng Đề Hình buộc tội rất gắt
gao, cụ Phan vẫn điềm tỉnh, ung dung đối đáp lại những lời buộc tội một cách rõ
ràng, mạch lạc, chứng minh những việc mình đã làm trong thời gian vừa qua là
chính đại, là hợp lý... Nhưng rồi cuối cùng Tòa Đề Hình Pháp lại một lần nữa
kết án cụ bị “Tử Hình” (trước đây cụ và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để bị kết án “tử
hình vắng mặt”).
Được tin nầy, các phòng trào đòi xin ân xá
cho cụ Phan Bội Châu đồng lượt rầm rộ nổi lên. Hội Thanh Niên Việt Nam in 4000
tờ truyền đơn gởi đến các cơ quan của nhà cầm quyền Pháp, các Sứ Thần nhiều
nước đang có mặt tại Paris, các tổ chức Quốc Tế yêu cầu các nơi này can thiệp.
Hội Việt Kiều tại Pháp họp đại hội đởi điện tín kháng nghị tới những cơ quan có
liên hệ đến vụ án Phan Bội Châu phải hủy án “tử hình”. Trước sự công phẫn của
mọi người, viên Toàn Quyền Đông Dương Varenne sau khi đề nghị về Pháp, ngày
24/12/1925 đã quyết định ân xá cho cụ Phan Bội Châu, nhưng cụ Phan vẫn phải bị
đưa về Huế để an trí (Varenne muốn giam lỏng cụ Phan ở Huế).
Thời gian bị án trí tại Huế, cụ bị mật
thám Pháp bám sát, không thể hoạt động được gì, mặc dầu cụ đã âm thầm nhận chức
“cố vấn” cho Việt Nam Quốc Dân Đảng (tổ chức nầy có lần tổ chức cụ Phan trốn
thoát ra ngoại quốc, nhưng bất thành do màng lưới mật thám Pháp bao vây dày đặc
quanh vùng Bến Ngự (Huế).
Trong “Tự Phán, Tự Phê”, cụ Phan Bội Châu,
viết:
“...Tôi
bị bắt ở nước ngoài đem về, bị giam trong ngục; nhờ quốc dân quá thương nên mới
giữ được mạng sống tới nay. Tôi xa nước, xa đồng bào mấy chục năm, nay may được
cùng nhau nhắc nhở chuyện xưa. Có người yêu tôi, có người ghết tôi, có người
mong đợi ở tôi, nhưng dù biết tôi hay không biết tôi, ai cũng muốn biết rõ đầu
đuôi cái lịch sử của Phan Bội Châu này.
Than
Ôi!... Lịch sử của tôi là lịch sử của trăm thất bại mà không có một thành công.
Tôi bôn ba gần ba mươi năm, làm cho cả nước liên lụy chịu tai vạ, làm cho nhiều
đồng bào bị tù đày, nhiều đồng chí bị giết. Nhiều đêm tỉnh giấc, tôi chỉ có thể
ngẩng mặt nhìn trời mà chỷ nước mắt. Hơn năm mươi năm lần lữa, nghĩ mà mà hổ
thẹn với râu mày.
Nhưng
xưa nay những công cuộc thay cũ, đổi mới không mấy khi không thất bại mà thành
công ngay được. Ngay như nước Pháp khi xây dựng nền dân chủ cộng hòa cũng phải
trải qua ba, bốn phen xáo trộn mới thành. Chúng ta nên tránh bánh xe đã đổ
trước, bỏ con đường thất bại, , tìm đường đi đến thành công, ta phải tìm cái
Sống trong muôn ngàn cái Chết, phải cẩn mật cho việc mình làm không bị vỡ lở,
phải đồng tâm, đồng đức thì nợ máu mới rửa được. Một ngày kia quốc dân đi đến
thành công thì lịch sử Phan Bội Châu lại không phải là cái bánh xe đi trước hay
sao.
Các
bạn thân nhiều người bảo tôi trước khi chết phải làm cho xong tập lịch sử đời
tôi nên tôi vâng mệnh viết ra thiên nầy, gọi là ‘Tự Phán’...”.
Năm 1940 (Canh Thìn), khi Nhật tiến quân
vào Đông Dương thay thế dần cho thực dân Pháp đang chiếm đóng ở xứ này. Đối với
Việt Nam, đây là thời cơ tốt nhất để thực hiện cuộc “cách mạng dân tộc”, nhưng
tiếc thay người lãnh đạo tài giỏi như cụ Phan không thể giúp gì được nữa...
Tuổi già sức yếu, cụ Phan qua đởi ngày 29/10/1940 (Canh Thìn), hưởng thọ 74
tuổi...
Trước giờ lâm chung, cụ Phan Bội Châu đã
cố đọc lên một bài khẩu khí, có những câu như:
“...Nay
đang lúc tử thần chờ trước cửa
Có
vài lời ghi nhớ về sau
Chúc
phường hậu tử tiến mau...”
Những nhân vật yêu nước nổi tiếng có hoạt
động liên quan đến cụ Phan Bội Châu...
Trước nhất có thể kể là nhân vật từ hoạt
động chống Pháp rồi sau đó trở thành người làm việc cho Pháp:
*.- 1. Lâm Đức Thụ (林德樹), tên thật là Nguyễn Công Viễn (阮公遠), biệt danh là Trương Béo, có bí danh Hoàng Chấn
Đông. Ông sinh năm 1890 tại Thái Bình, là con trai của Tù Tài Nguyễn Hữu Đàn,
và là cháu nội của nhà nho yêu nước Nguyễn Mậu Kiến. Lâm Đức Thụ là người thông
minh, học giỏi, đi thi đỗ đầu xứ nên được gọi là Đầu Xứ Viễn.
Theo “Ho Chi Minh: A Life” (Hyperion, 2000, tr. 206), tác giả
William J Duiker có Việt Lâm Đức Thụ là người hoạt động cách mạng chống Pháp, rồi
trở thành chỉ điểm cho mật thám Pháp. Theo sách “Mối Liên Hệ Giữa Phan Bội Châu
và Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc, 1924-1925” giới thiệu tài liệu của Vĩnh Trinh
tr. 242, thì Lâm Đức Thụ là người được cho là đã bán đứng cụ Phan Bội Châu cho
thực dân Pháp. Còn theo “Tạo Chí Đông Nam Á Tung Hoành”, số tháng 12 năm 2001 (Xuất
bản tại Nam Ninh, Trung Quốc), tác giả Hoàng Tranh (Phó Giáo Sư, nguyên Phó Viện
Trưởng Viện Khoa Học Xã Hội Quảng Tây, Trung Quốc) viết ở tạp chí nầy, Lâm Đức
Thụ là người mai mối Tăng Tuyết Minh cho Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1912, Lâm Đức Thụ gia nhập Việt Nam Quang Phục Hội của cụ Phan
Bội Châu.
Năm 1923, vì bất đồng ý kiến với cách hoạt động của nhóm già (tư
tưởng bảo thủ), Lâm Đước Thụ đã cùng một số thanh niên trẻ đầy nhiệt huyết chống
Pháp như Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Giãng
Khanh, Đặng Xuân Hồng... ly khai khỏi Việt Nam Quang Phục Hội, lập ra một đoàn
thể cấp tiến gọi à Tâm Tâm Xã.
1925, Lâm Đức Thụ và một số đồng chí sáng lập Việt Nam Thanh Niên
Cách Mạng Đồng Chí Hội, tổ chức nầy thoát thai từ tổ chức Tâm Tâm Xã. Lâm Đức
Thụ có một người vợ Trung Quốc tên Lý Huệ Quần (có sách ghi Lương Huệ Quần),
ngôi nhà của Lý Huệ Quần ở đường Văn Minh, Quảng Châu, là nơi tụ tập thế hệ đầu
tiên các hội viên của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội dùng để trú ngụ
và huấn luyện lý thuyết cách mạng, công tác vận động quần chúng.
Tưởng Vĩnh Kinh (sử gia Trung Quốc) trong tác phẩm “Hồ Chí Minh tại
Trung Quốc” (bản dịch của Thượng Huyền, NXB Văn Nghệ, 1999, tr.84), có viết về
vụ Lâm Đức Thụ cùng Lý Thụy chia nhay số tiền bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp với
nội dung:
“...Sự việc xong, hai người
chia đôi số tiền một trăm ngàn đồng đó. Ông Hồ đã dùng phần tiền của ông để tổ
chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội; còn Thụ thì dùng số tiền đó để
chi phí trong các hộp đêm ở Hương Cảng. Và từ đó, Hổ, Thụ, hai người còn tiếp tục
hợp tác trong nhiều năm nữa để bán các đồng chí của cụ Phan. Nguyên vì lúc bấy
giờ các thanh niên Việt Nam trốn sang Quảng Châu để xin học vào trường võ bị
Hoàng Phố rất đông. Những ai chịu theo Hồ gia nhập Đồng Chí Hội, thì sau khi học
xong, sẽ được bảo đảm bí mật trở về nước an toàn; còn những ai vẫn trung thành
với tổ chức của cụ Phan, khi về đến biên giới Hoa Việt tức thì bị mật thám Pháp
bắt ngay. Những người này sở dĩ bị bắt, vì trước đó Hồ đã báo cho Thụ ở Hương Cảng
biết, Thụ đem ảnh của họ nộp cho Lãnh Sự Pháp ở Hương Cảng. Sau khi họ bị bắt,
Hồ và Thụ lại được chia nhau tiền thưởng...”.
1947, Lâm Đức Thụ bị dân quân của Việt Minh giết tại làng Vũ
Trung, huyện Kiến Xương, Thái Bình, cũng là quê hương của Thụ, và được gán ghép
tội “làm gián điệp cho Pháp”.
*.- 2. Hồ Học Lãm,
Sinh năm 1884, tại làng Quỳnh Đôi, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai của Hồ Bá Trị và bà Trần Thị Trâm (bà
Lụa). Hồ Bá Trị là nhà yêu nước, bị hy sinh trong trận chống phản loạn, lúc đó
bà Lụa mới 25 tuổi. Bà Lụa không tái giá mà ở vậy nuôi hai con trai là Hồ Xuân
Kiêm và Hồ Xuân Lan. Hồ Xuân Lan tức Hồ Học Lãm, lúc cha mất mới 2 tuổi, và hai
anh em sống với mẹ. Bà Lụa là con gái của Tiến Sĩ Trần Hữu Dực (ông nầy trước
làm Tri Phủ Vĩnh Tường, sau theo phong trào Cần Vương giúp Phan Đình Phùng
trong cuộc khởi nghỉa ở Hương Khê. Ông đã từng cùng với chí sĩ Ngô Quảng sang
Xiêm La mua súng cho nghĩa quân kháng Pháp). Ảnh hưởng dòng máu yêu nước chống
Pháp, bà Lụa tham gia hoạt động trong phong trào Cần Vương (của Phan Đình
Phùng) rồi Đông Du (của Phan Bội Châu), nhất là phong trào Đông Du được cụ Phan
Bội Châu đặt cho tên là “Tiểu Trưng”. Bà Trần Thị Trâm thường đóng vai người
bán lụa để hoạt động, nên có biệt danh là Bà Lụa. Bà Lụa còn là mẹ đỡ đầu của
cô Chiêu Thanh tức Nguyễn Thị Thanh, chị ruột của Nguyễn Tất Thành.
Hồ
Học Lãm có người bác ruột là Hồ Bá Ôn làm qua Án Sát tỉnh Nam Định và đã hy
sinh trong trận giữ thành Nam Định (Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2), ông được
triều đình Huế tặng hàm Quang Lộc Tự Khanh, thờ ở đền Trung Nghĩa. Hồ Bá Ôn là
cha của Hồ Bá Kiện (thành viên Hội Duy Tân của cụ Phan Bội Châu) và chính là
ông nội của Hồ Tùng Mậu. Như thế Hồ Tùng Mậu là cháu gọi Hồ Học Lạm bằng chú họ
(cha của Hồ Học Lãm là em của Hồ Bá Ôn).
Cha
mất sớm nên việc giáo dục Hồ Học Lãm đều do bà Lụa đảm nhận. Năm 1908, hưởng ứng
phong trào Đông Du, bà Lua cho Hồ Học Lãm sang Nhật du học. Tại Nhật ông được cụ
Phan Bội Châu cho vào trường Võ Bị Chấn Vũ ở Tokyo. Tại trường nầy Hồ Học Lãm lấy
tên là Hồ Hinh Sơn là bạn cùng lớp với Tưởng Giới Thạch. Sau một thời gian học
tại đây, tất cả du học sinh trong phong trào Đông Du bị thực dân Pháp yêu cầu
Nhật trục xuất, Hồ Học Lãm sang ngụ ở Bắc Kinh, rồi xin vào học tại trường Võ Bị
Hoàng Phố cùng khóa với Tưởng Giới Thạch. Hồ Học Lãm tốt nghiệp tại trường nầy
năm 1911.
Tốt
nghiệp trường võ bị Hoàng Phố, Hồ Học Lãm trở thành sĩ quan cao cấp của quân đội
Trung Quốc, ông tham gia cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) do Tôn Trung Sơn (lãnh tụ
Trung Hoa Quốc Dân Đảng) lãnh đạo. Năm 1925, Tổng Thống Tôn Tung Sơn qua đời, hai
năm sau (1927) Tưởng Giới Thạch làm cuộc binh biến thay đổi đường lối chính trị,
Hồ Học Lãm vẫn được Tưởng nể trọng, được điều về Bộ Tổng Tham Mưu tại Nam Kinh
– Giang Tô. Khi Hồ Tùng Mậu và các đồng chí thành lập An Nam Cộng Sản Đảng tại
Hồng Kông, Hồ Học Lãm được mời tham gia, nhưng ông từ chối, vì dầu sao ông cũng
đã là một người của Trung Hoa Dân Quốc (Quốc Dân Đảng Trung Hoa). Tuy bề ngoài
từ chối tham gia, nhưng nhà ông là nơi tiếp nhận và là cơ sở đón tiếp các thanh
niên yêu nước Việt Nam tụ họp như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Trịnh Đông Hải...
sau đó là Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên...
Năm
1936, ông tham gia tổ chức Việt Nam Độc Lập Vận Động Đồng Minh Hội của Kỳ Ngoại
Hầu Cường Để và dùng tiền riêng để xuất bản một tạp chí chữ Hán lấy tên là Việt
Thanh. Tờ Việt Thanh chỉ ra được 3, 4 số thì hết kinh phí để tiếp tục. Sau khi
tổ chức của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để bị ngưng hoạt động, Hồ Học Lãm lại gia nhập
vào Việt Nam Quang Phục Hội, giữ chức Ủy Viên Huấn Luyện.
Năm
1940, Hồ Học Lãm bị bệnh nặng phải vào bệnh viện Quế Lâm (Trung Quốc) để điều
trị.
Cuối
năm 1942, cuộc diện chính trị bị thay đổi (ảnh hưởng Thế Giới Chiến Tranh II),
theo “Giọt Nước Trong Biển Cả”, Hoàng Văn Hoan viết rằng, Nguyễn Ái Quốc cho
thành lập “Biện Sự Xứ Hải Ngoại” (Việt Minh thành lập tại Quế Lâm), Hồ Học Học
Lãm được mới làm Chủ Nhiệm, Phạm Văn Đồng làm Phó Chủ Nhiệm. Tiếp theo Việt
Minh cho lập “Hội Trung - Việt Văn Hóa Cách Mạng Đồng Chí”, Hồ Học Lãm và Phạm
Văn Đồng đều được tham gia Ban Lý Sự với tư cách là Chánh, Phó Chủ Nhiệm.
Theo
“Tự Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam” (tr.275), Hồ Học Lãm bị bệnh suy tim, hen
suyển nặng, ông mất tại Quế Lâm ngày 8 tháng 3 năm Quý Mùi (tức 12/4/1943), hưởng
thọ 60 tuổi.
*.- 3. Trương Bội Công
Ít có tài liệu viết về nhân vật Trương Bội Công, chỉ thấy
ghi một cách tổng quát là ông ta sinh vào năm 1909. Sau vụ các lãnh đạo Việt
Nam Quốc Đảng bị xử chém ở Yên Bái (1930), giai đoạn nầy phong trào Đông Du
được cổ động mạnh tại Miền Bắc, Trương Bội Công sang đến Nam Kinh và gia nhập
vào quân đội của Tưởng Giới Thạch.
Năm Canh Thìn (1940) Trương Bội Công được thăng lên thiếu
tướng, dưới quyền của Tư Lệnh Đệ Tứ Chiến Khu (tướng Trương Phát Khuê) trong kế
hoạch đưa quân Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch vào Việt Nam.
Năm Tân Tỵ (1941), Tướng Trương Phát Khuê giao cho Trương
Bội Công và Hồ Học Lãm tìm mời tất cả những người Việt Nam yêu nước chống Pháp
đang lưu vong tại Trung Quốc họp lại, rồi bổ nhiệm Trương Bội Công làm Tư Lệnh
lớp học “đào tạo đặc biệt” những người này tại Quảng Tây (Ching HSis). Đây là
thời gian có mặt những người Việt Nam đẵ theo Cộng Sản hoạt động như Hồ Chí
Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... cố lôi kéo Trương Bội Công về với phe
họ. hời gian này những người Việt Nam theo Cộng Sản hoạt động rất mạnh tại vùng
phía nam Trung Quốc như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp… cố lôi kéo Trương Bội Công
về phe họ.
Năm Nhâm Ngọ (1942), sau khi tham gia thành lập “Việt Nam
Giải Phóng Dân Tộc Hội” (tiền thân của Đồng Minh Hội), Trương Bội Công là người
có “lập trường dân tộc” do đó, ông ta đã từ chối lời mời mọc của nhóm Việt
Minh. Sau đó không nghe tin tức gì về Trương Bội Công nữa...
Sau năm Ất Dậu (1945) có tin cho rằng ông đã bị mất tích do
bị thanh trừng (?), và cũng có tin cho rằng ông vẫn còn ở trong quân đội Trung
Hoa Dân Quốc (?).
*.- 4. Vũ Hồng Khanh (武鴻卿)
Tên thật là Vũ Văn Giảng
(武文講) hay Vũ Văn Giản (武文簡), sinh năm 1898 (Mậu
Tuất) tại làng Thổ Tang, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên. Trước khi hoạt động
cách mạng chống Pháp, Vũ Văn Giản (g) là một giáo làng, sống với nghề gõ đầu trẻ.
Đầu thập niên 1920, Vũ
Văn Giản (g) theo lời vận động của Nguyễn Khắc Nhu gia nhập vào hoạt động chống
Pháp trong phong trào “Việt Nam Dân Quốc” (越南民國). Đầu năm 1928, Việt Nam Dân Quốc sát nhập vào Việt Nam Quốc Dân
Đảng (Nguyễn Thái Học), Vũ Văn Giản (g) trở thành một trong những yếu nhân của
“đảng” nầy.
Sau vụ tên chủ mộ phu đồn
diền người Pháp (Bazin) bị ám sát, nhiều cơ sở và đảng viên của Việt Nam Quốc
Dân Đảng bị thực dân Pháp truy lùng, bắt bớ, khiến các lãnh tụ “đảng” buộc phải
cho tiến hành gấp cuộc tổng khởi nghĩa, nhằm cứu các cơ sở của đảng đang bị
Pháp truy lùng cũng như sẽ truy lùng khỏi bị tiêu diệt hay tan rã.
Tháng 5/1929, tại hội
nghị Đức Hiệp, Vũ Văn Giản (g) được bổ sung vào ban lãnh đạo Trung Ương. Và, tại
hội nghị Mỹ Xá bàn bạc việc Tổng Khởi Nghĩa, ông được giao nhiệm vụ cùng hai
ông Nguyễn Văn Chấn, và Phạm Văn Tình chỉ huy các trận tấn công vào Kiến An và
Hải Phòng.
Đầu tháng 2/1930, cuộc
Tổng Khởi Nghĩa của Quốc Dân Đảng nổ ra nhiều nơi tại Miền Bắc, nhưng vì tin tức
ngày giờ bị lộ và thực dân Pháp biết trước, nên việc nổi dậy chỉ còn xảy ra tại
Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao, Phụ Dực, Vĩnh Bảo, chứ không thể theo dự định. Dĩ
nhiên, do việc liên lạc giữa các nơi khởi nghĩa không thể thực hiện, thiếu vũ
khí để chiến đấu, nên những nơi không thể nổi dậy thì không nói làm gì, còn những
nơi đã nổi dậy không đủ sức cầm cự với quân Pháp khi chúng phản công, để rồi cuộc
“tổng Khởi Nhĩa” bị tiêu diệt dần dần cho đến ngày 20/2/1930, Đảng Trưởng Nguyễn
Thái Học bị bắt tại Cổ Vịt (Hải Dương) thì coi như cuộc Tổng Khởi Nghĩa (Yên
Bái) hoàn toàn thất bại (Ngày 17/6/1930, Nguyễn Thái Học và 12 Đồng Chí của ông
bị xử chém tại pháp trường Yên Bái).
Nhiều yếu nhân của Việt
Nam Quóc Dân Đảng bị Pháp bắt sau cuộc tổng khởi nghĩa bị thất bại, riêng Vũ
Văn Giản (g) thoát được, và ngày 20/6/1930 (sau vụ pháp trường Yên Bái 3 ngày),
ông trốn sang Côn Minh, đổi tên thành Vũ Hồng Khanh. Tại Côn Minh Vũ Hồng Khanh
bắt liên lạc với các đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng đang hoạt động tại hải ngoại
trong tổ chức “Vân Nam Đệ Nhất Đạo Bộ”, ông được bầu làm Đạo Bộ Trưởng thay cho
Nguyễn Thế Nghiệp (đang lẩn trốn ở Mông Tự thuộc Vân Nam, vì bị Pháp đang cho
lùng bắt). Vũ Hồng Khanh đã cùng các đồng chí của mình trong “Đạo Bộ” tích cực
hoạt động nhằm tập họp các đồng chí trong nước trốn thoát sang, vận động giới
Việt kiều giúp đỡ, mở rộng tổ chức. Không bao lâu sau tổ chức của Vũ Hồng Khanh
trở thành một trong những nhóm hoạt động mạnh nhất của Việt Nam Quốc Dân Đảng tại
hải ngoại.
Nhờ sự hỗ trợ và khuyến
khích của Trung Hoa Quốc Dân Dảng, các nhòm Việt Nam Quốc Dân Đảng hải ngoại đã
mở hội nghị hợp nhất (từ ngày 15 đến 24/7/1932) lấy tên mới là “Việt Nam Quốc
Dân Đảng Hải Ngoại Biện Sự Xứ” (Bureau d’Outre – Mer du Việt Nam Quốc Dân Đảng),
còn được gọi là Hải Ngoại Bộ, Vũ Hồng Khanh được đề cử làm Ủy Viên Hải Ngoại Bộ.
Vào năm 1942, tại Liễu
Châu (Trung Quốc), Vũ Hồng Khanh cùng các ông Nghiêm Kế Tổ (đại diện cho Việt
Nam Quốc Dân Đảng), Nguyễn Tường Tam (đại diện Đại Việt Dân Chính Đảng), Nguyễn
Hải Thần, thành lập ra tổ chức “Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội”, thường gọi tắt
là “Việt Cách”. Tháng 5 năm 1945, tại Trùng Khánh (Trung Quốc), Việt Nam Quốc
Dân Đảng liên minh với Đại Việt Quốc Dân Đảng (Trương Tử Anh) và Đại Việt Dân
Chính Đảng (Nguyễn Tường Tam) làm thành một tổ chức mới đặt tên là Đại Việt Quốc
Dân Đảng (dùng tại Việt Nam) còn tại Trung Quốc thì lấy tên là Quốc Dân Đảng Việt
Nam (không dùng chữ Đại Việt vì tránh sự hiểu lầm về danh xưng trong ngoại giao
giữa VN và TQ).
Ngày 1/9/1945, Vũ Hồng
Khanh từ Côn Minh về nước qua ngả Mường Khang, vào Lào Cai. Ngày 15/12/1945,
các đảng phái chống Việt Minh hợp tác lại để thành lập Mặt Trận Quốc Dân Đảng
Việt Nam, Vũ Hồng Khanh được đề cử làm Bì Thư Trưởng của tổ chức nầy. Việt Minh
ngày càng tỏ ra lấn át mọi tổ chức khác, nên gặp nhiều chống đối phải cho lập
Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến (cùng đánh đuổi Pháp trở lại chiếm Đông Dương),
ngày 2/3/1946, Vũ Hồng Khanh tham gia vào chính phủ nầy, nhận chức Phó Chủ Tịch
Kháng Chiến Ủy Viên Hội (sau đổi thành Ủy Ban Khàng Chiến). Ông và Hồ Chí Minh
đã ký với Jean Sainteny “Hiệp Định Sơ Bộ 1946”.
Đến tháng 7 năm 1946, vụ
Việt Minh cho công an khám xét bất ngờ trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng tại phố
Ôn Như Hầu, cho rằng nơi nầy có chứa vũ khí, truyền đơn, hiệu triệu chống chính
phủ (nhưng theo các lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng thì nơi nầy chỉ là nơi làm
việc bình thườn, không có vũ khí đáng ngại mà phải bị triệt hạ). Vụ nầy đã khiến
Vũ Hồng Khanh và các lãnh đạo các đảng phái chống Việt Minh như Nguyễn Hải Thần,
Nguyễn Tường Tam phải bỏ Hà Nội lánh sang Trung Quốc.
Cuối tháng 12/1949, Cộng
Sản Trung Quốc thắng Quốc Dân Đảng Trung Quốc, dồn tàn quân của Tưởng Giới Thạch
chạy đến biên giới Việt Nam. Vũ Hồng Khanh chỉ huy chừng 7 đến 8 ngàn quân Quốc
Dân Đảng Trung Quốc tiến vào Việt Nam qua ngả Nacham (giữa Lạng Sơn và Cao Bằng),
gặp quân Pháp đang trú phòng tại đây, muốn tước vũ khí của đoàn quân nầy, và đụng
độ xảy ra. Theo “The Quicsand War: Prelude to Vietnam” (page 159-160), Luicien
Bodard có viết: “Bị cả quân Pháp và quân Việt Minh vây đánh, quân của Vũ Hồng
Khanh bị hao mòn vài ngàn người, nên đến ngày 6/1/1950, Vũ Hồng Khanh và số tàn
quân còn lại hạ vũ khí đầu hàng quân Pháp”.
Năm 1952, Vũ Hồng Khanh
được nội các của chính phủ Quốc Gia Việt Nam (do Quốc Trưởng Bảo Đại đứng đầu,
chọn Nguyễn Văn Tâm làm Thủ Tướng) mời làm Bộ Trưởng Bộ Thế Thao và Thanh Niên.
Từ năm 1954 đến 1975,
Vũ Hồng Khanh lãnh đạo một hệ phái Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Miền Nam Việt
Nam.
Sau 30/4/1975, cũng như
những thành phần khác làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa bị Việt Công bắt
đi tù, Vũ Hồng Khanh cũng không thoát khỏi, mặc dù lúc nầy ông đã 77 tuổi. Sau
11 năm tù, năm 1986, ông được tha về, nhưng vẫn bị quản thúc tại nhà tại làng
Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc với người con gái lớn là bà Vũ Thị
Được (có tài liệu cho rằng năm 1977, Bộ Trưởng Công An Việt Cộng Trần Quốc Hoàn
có vào nhà lao thăm Vũ Hồng Khanh và xin cho thả ông ra tù sớm vì có công đã
can thiệp với Tướng Trương Pháp Khuê của Trung Hoa Quốc Dân Đảng thả Lý Thụy
vào năm 1943 tại Liễu Châu, Trung Quốc. Nhưng theo người viết thì việc nầy chỉ
là tin kháo nhau của anh em trong tù, chính người viết có ở chung trại Hà Tây với
cụ Khanh mãi tới 1981 mới rời khỏi trại nầy để chuyển sang trại khác, và lúc đó
cụ Khanh vẫn còn trong tù). Năm 1992, Vũ Hồng Khanh được phép vào Sài Gòn thăm
con gái và con rể. Ngày 14/11/1993 ông mất tại làng Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc, ở tuổi đại thọ 95!
*.- 5. Nguyễn Tường Tam (阮祥三 hay 阮祥叄)
Nguyễn Tường
Tam sinh năm 1906 (ghi theo “Hồi ký họ Nguyễn Tường” của Nguyễn Thị Thế, em gái
Nguyễn Tường Tam), tại Cẩm Giàng (Hải Dương), nhưng nguyên quán là làng Cẩm
Phô, huyện Điện Bàn, Quảng Nam.
Ông nội của Nguyễn Tường
Tam là Nguyễn Tường Tiếp, làm Tri Huyện Cẩm Giàng, nên dân trong huyện gọi ông
là Huyện Giám. Ông Tiếp về hưu tại Cẩm Giàng, ông chỉ có một người con trai duy
nhất là Nguyễn Tường Chiếu (húy Nhu) làm Thông Phán, nên thường được gọi là
Thông Nhu hay Phán Nhu. Ông Nhu cưới bà Lê Thị Sâm và có với nhau 7 người con:
Nguyễn Tường Thụy (Tổng
Giám Đốc Bưu Điện)
Nguyễn Tường Cẩm (Kỹ Sư
Canh Nông, Giám Đốc báo Ngày Nay)
Nguyễn Tường Tam (nhà
văn Nhất Linh)
Nguyễn Tường Long (nhà
văn Hoàng Đạo)
Nguyễn Thị Thế
Nguyễn Tường Lân hay
Vinh (nhà văn Thạch Lam)
Nguyễn Tường Bách (Bác
Sĩ)
Ông Nhu mất năm 1918
lúc mới 37 tuổi, bà Sâm một mình phải lo nuôi 7 người con, nên rất vất vả và
thiếu thốn đủ mọi bề. Chính đây là lúc mà Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Tường Lân
đã từng sống lăn lộn với nhòm người nghèo khổ ở thôn quê nên rất thấu hiểu hoàn
cảnh của họ để rồi thể hiện nỗi lòng nầy trong các tác phẩm của minh.
Thuở nhỏ, Nguyễn Tường
Tam theo học tiểu học tại Cẩm Giàng, rồi lên Hà Nội học trung học tại trường Bưởi.
Năm 16 tuổi, Nguyễn Tường Tam đã làm thơ và đăng ở báo Trung Bắc Tân Văn, năm
18 tuổi thì viết bài “Bình Luận Văn Chương về Truyện Kiều” đăng trên Nam Phong
Tạp Chí.
Năm 1923, ông đậu bằng
Cao Tiểu Học, nhưng lúc đó chưa đến tuổi vào trường Cao Đẳng, nên phải đi làm
thư ký ở Sở Tài Chính (Hà Nội), rồi làm quên với Tú Mỡ, Nguyễn Tường Tam viết
báo cho tờ Nho Phong. Thời gian nầy Nguyễn Tường Tam kết hôn với bà Phạm Thị
Nguyên.
Năm 1924, Nguyễn Tường
Tam theo học ngành Y và Mỹ Thuật, nhưng được một năm rồi bỏ. Năm 1926, Nguyễn
Tường Tam vào Nam gặp Trần Huy Liệu và Vũ Đình Di để cùng làm báo, nhưng vì tham
dự đám tang cụ Phan Chu Trinh nên hai ông Liệu và Di bị bắt, còn ông trốn thoát
sang Cao Miên, sống bằng nghề vẽ và tìm đường du học.
Năm 1927, Nguyễn Tường
Tam sang được Pháp, vừa học về khoa học vừa nghiên cứu về ngành báo chí và xuất
bản. Năm 1930, ông đậu bằng Cử Nhân Khoa Học Giáo Khoa (Lý, Hóa) rồi trở về nước.
Trở về nước, Nguyễn Tường
Tam xin ra tờ báo tráo phúng “Tiếng Cười”, nhưng lần nào hỏi thăm đều nghe Sở
Báo Chí của Phủ Thống Sứ cho biết là “phải chờ” (theo Tú Mỡ, Vu Gia dẫn lại tr.
24). Trong thời gian chờ đợi, ông xin dạy học tại trường tư thục Thăng Long và
tại đây Nguyễn Tường Tam làm quen được với thấy dạy văn Trần Khánh Giư (tức nhà
văn Khái Hưng).
Chờ mãi giấy phép để xuất
bản tờ “Tiếng Cười” không được, năm 1932 Nguyễn Tường Tam phải mua lại tờ “Phong
Hóa” của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai, và ông trở thành Giám Đốc của tờ báo
nầy từ số 14 (ra ngày 22/9/1932). Theo “Tự Điển Văn Học” (Bộ Mới) mục nói về Nhất
Linh (NXB Thế Giới 2004, tr. 1255), Nguyễn Hoành Khung viết rằng, ông chủ
trương dùng tiếng cười trào phúng để đã kích các hủ tục phong kiến, hô hào “Âu
hóa”, đề cao “chủ nghĩa cá nhân”. Cũng trong năm nầy, Nguyễn Tường Tam quyết định
thành lập nhóm “Tự Lực Văn Đoàn” trên nguyên tắc “dựa vào sức mình, theo tinh
thần anh em một nhà, với số người tham gia không quá 10 để không phải xin giấy
phép. Theo “Tú Mỡ” (tr. 26) tác giả Vu Gia viết rằng nội dung việc thành lập “Tự
Lực Văn Đoàn” chỉ nêu ra trong nội bộ về mục đích tôn chỉ, anh em tự nguyện, tự
giác noi theo. Nhưng về sau “văn đoàn” này tình chuyện lâu dài nên mới chính thức
tuyên bố thành lập ngày 2/3/1934 (báo Phong Hóa số 87).
Tháng 6/1935, báo
“Phong Hóa” bị đóng cửa 3 tháng vì loạt bài “Đi Xem Mũ Cánh Chuồn” (châm biếm Tổng
Đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu), rồi tiếp tục được phát hành, nhưng chỉ một năm
thì bị đóng cửa vĩnh viễn (số cuối là số 190 ra ngày 5/6/1936). Theo “Việt Nam
Văn Học Giản Lược Tân Biên” (NXB Thanh Niên, Sài Gòn 2008, tập 3, 1965, tr.
442) mục nói về “Anh Em Nguyễn Tường Tam”, Giáo Sư Phạm Thế Ngũ viết rằng ông Linh cho biết, nhà thơ Tú Mỡ từng hồi ức
rằng dạo ấy báo Phong Hóa liên tục xoáy sâu vào chế nhạo và châm biếm triều
đình Huế, nên nhà cầm quyền Pháp lấy cớ tờ báo đăng truyện “Hậu Tây Du” nói cạnh
khóe đến những nhân vật mới trong triều đình thân Pháp mà đóng cửa báo.
Tuần báo “Ngày Nay” (số
1 ra ngày 30/1/1935, số cuối 224 ra ngày 7/9/1940) trước đây ra kèm với tờ
“Phong Hóa”, sau khi tờ “Phpng Hóa” bị đình bản thì nó vẫn tiếp tục. Tháng
12/1936, trên báo Ngày Nay nầy, Nguyễn Tường Tam cùng nhóm “Tự Lực Văn Đoàn”
phát động phong trào “Ánh Sáng” (một tổ chức từ thiện) nhằm mục đích cải tạo nếp
sóng thôn quê trong đó có việc làm nhà “hợp vệ sinh” cho dân nghèo.
Nguyễn Tường Tam vừa là
nhà văn, vừa là nhà báo nên có nhiều bút danh như Nhất Linh, Tam Linh, Bảo Sơn,
Lãng Du, Tân Việt, Đông Sơn (trên tranh vẽ)... Ông là người thành lập “Tự Lực
Văn Đoàn”, từng là Chủ Bút của các tờ báo Phong Hóa, Ngày Nay.
Về hoạt động chính trị,
Nguyễn Tường Tam là người sáng lập ra tổ chức Đại Việt Dân Chính Đảng (Năm
1938, Nguyễn Tường Tam thành lập Đảng Hưng Việt, rồi năm 1939, đổi tên là Đại
Việt Dân Chính do ông làm Tổng Thư Ký, và như thế hoạt động chống Pháp của nhóm
“Tự Lực Văn Đoàn” được công khai. Sau khi các tổ chức Đại Việt Dân Chính Đảng,
Đại Việt Quốc Dân Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng hợp nhất, ông giữ chức Bí Thư
Trưởng của tổ chức mới nầy (Việt Nam Quốc Dân Đảng). Chính phủ Liên Hiệp Khánh
Chiến” ra đời, ông được cử giữ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao.
Năm 1940, Pháp cho bắt
các ông Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trị đày lên Sơn La đến năm 1943 mới thả
ra, trong thời giaqn nầ, Thạch Lam và Nguyễn Tường Bách vẫn tiếp tục giữ việc
hoạt động bình thường cho tờ Ngày Nay, nhưng đến tháng 9/1943, thì báo này bị
đóng cửa (số báo cuối cùng là số 224).
Trong giai đoạn nầy mọi
hoạt động của Dân Chính Đảng gần như tan rã...
Thạch Lam bị bệnh Lao
và mất tại Hà Nội.
Năm 1942, Nguyễn Tường
Tam phải lánh sang Quảng Châu. Từ năm 1942 đến 1944, ông trau dồi Anh Văn và
Hán Văn.
Sống lưu vong tại Quảng
Châu và Liễu Châu, ông gặp Nguyễn Hải Thần và Hồ Chí Minh (Hồ Chí Minh bị Trung
Hoa Quốc Dân Đảng bắt nhốt, và mới thả ra; còn Nguyễn Tường Tam bị Trương Phát
Khuê bắt bỏ tù 4 tháng tại Liễu Châu, may nhờ Nguyễn Hải Thần bảo lãnh, mới được
ra khỏi tù), Nguyễn Tường Tam hoạt động trong Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội,
tịa Côn Minh, thì hoạt động trong Việt Nam Quốc Dân Đảng cùng với Vũ Hồng
Khanh. Tháng 3/1944, tại Liễu Châu, Nguyễn Tường Tam được bầu làm Ủy Viên Dự
Khuyết Ban Chấp Hành Trung Ương của tổ chức Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (tức
Việt Cách).
Khoảng giữa năm 1945,
Nguyễn Tường Tam về Hà Giang cùng với lực lượng quân đội của Vũ Hồng Khanh,
nhưng sau đó quay lại Côm Minh, rồi đi Trùng Khánh (giai đoạn này Nhất Linh có
viết lại trong tiểu thuyết “Giòng Sông Thanh Thủy”). Theo lệnh của ông từ Trung
Quốc gởi về cho các ông Hoàng Đạo, KHái Hưng, Nguyễn Gia Trị và Nguyễn Tường Bách
là cho tục bản báo Ngày Nay với khổ nhỏ. Ngày 5/3/1945, báo Ngày Nay trở thành
cơ quan ngôn luận của Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Tại Trùng Khánh vào
tháng 5/1945, Đại Việt Dân Chính Đảng sát hập với Việt Nam Quốc Dân Đảng, rồi tổ
chức nầy liên minh với Đại Việt Quốc Dân Đảng, Nguyễn Tường Tam được làm Bí Thư
Trưởng (có sách nói là Tổng Thư Ký) của tổ chức mang tên chung là Việt Nam Quốc
Dân Đảng. Cuối năm 1945, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập
Mặt Trận Quốc Dân Đảng.
Đầu năm 1946, Nguyễn Tường
Tam trở về Hà Nội, xuất bản báo “Việt Nam”, tiếng nói của tổ chức hoạt động đối
lập với chính quyền “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”. Tháng 3 năm 1946, sau khi các
tổ chức chính trị đã đám phán với nhau thành lập Chính Phủ Liên Hiệp Khánh Chiến,
ông (Nguyễn Tường Tam) được cử giữ chức Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, và tham gia Quốc
Hội Khóa I, đặc cách không qua bầu cử.
Theo “Vietnam: State,
War, and Revolution (1945-1946)” (California: University of California Press,
2003, page 442), David G. Marr cho rằng Nguyễn Tường Tam là người phát ngôn
viên có năng lực có thể giải quyết một số tranh cãi về chiến thuật đàm phán
trong đoàn, nên được cử làm Trưởng Đoàn Việt Nam đi dự Hội Nghị Trù Bị Đà Lạt
đàm phán với Pháp, nhưng trên thực tế Võ Nguyên Giáp là người lãnh đạo phái
đoàn. Theo Võ Nguyên Giáp, do bất đồng, Nguyễn Tường Tam không tham gia hầu hết
các phiên họp.
Nguyễn Tường Tam cũng
được cử dẫn đầu phái đoàn Việt Nam dự hội nghị Fontainebleau, nhưng cáo bệnh
không đi và rời bỏ “chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến” để lưu vong sang Trung Quốc
(tháng 5/1946) rồi ở lại Hồng Kông cho đến năm 1951. Vụ “Ôn Như Hầu” xảy ra, Việt
Minh cho khám xét các cơ sở của VNQDĐ và Đại Việt QDĐ, vì cho rằng những nơi nầy
có chứa vũ khí, truyền đơn tuyên truyền chống chính quyền, nên nắt một số đảng
viên của 2 đảng nầy (và một số khác bị mất tích). Về việc Nguyễn Tường Tam rời
bỏ chính phủ “Liên Hiệp” lánh sang Hồng Kông trước đó thì Việt Minh đã tuyên bố
ông ta đào nhiệm và biển thủ công quỹ (số tiền chi phí cho phái đoàn sang Pháp
để đàm phán). Theo David G. Marr (sách vừa dẫn) thì không thể xảy ra chuyện
này, vì Nguyễn Tường Tam lúc đó khó có thể được Việt Minh tin tưởng để giao
trách nhiệm giữ tiền của phái đoàn di Pháp.
Năm 1947, tại Hồng
Kông, Nguyễn Tường Tam cùng Trần Văn Tuyên, Phan Quang Đán, Nguyễn Văn Hợi,
Nguyễn Hải Thần, Lưu Đức Trung thành lập Mặt Trận Thống Nhất Quốc Gia Liên Hiệp.
Mặt trận nầy ủng hộ giải pháp Bảo Đại thành lập Quốc Gia Việt Nam, chống cả Việt
Minh lẫn Pháp. Đến năm 1950, “mặt trận” này giải thể.
Về lại nước năm 1951,
Nguyễn Tường Tam mở nhà xuất bản Phượng Giang, tái bản các sách của “Tự Lực Văn
Đoàn” và tuyên bố không tham gia các hoạt động chính trị nữa. Năm 1953, ông lên
sống tại Đà Lạt (thực tế, tuy ông tuyên bố “không hoạt động chính trị nữa”,
nhưng trong Quốc Dân Đảng của Việt Nam vẫn còn tồn tại phái Nguyễn Tường Tam cạnh
tranh với hai phái khác).
Năm 1958, rời Đà Lạt,
Nguyễn Tường Tam trở lại Sài Gòn, làm chủ tờ “Giai Phẩm Văn Hóa Ngày Nay”,
nhưng mới ra được 11 số thì bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt phải đình bản. Năm
1960, tại Sài Gòn, Nguyễn Tường Tam cho thành lập Mặt Trận Quốc Dân Đoàn Kết, ủng
hộ cuộc đảo chánh của Đại Tá Nguyễn Chánh Thi và Trung Tá Vương Văn Đông. Vụ đảo
chánh thất bại, ông bị nhà cầm quyền Đệ Nhất Cộng Hòa giam lỏng tại nhà riêng. Sau
đó được tin là ngày 8/7/1963, ông sẽ bị đưa ra tòa xét xử. Vào đêm 7/7/1963,
Nguyễn Tường Tam uống rượu có pha thuốc độc tự tử, để lại lời phát biểu nổi tiếng
sau (Theo “Tự Điển Danh Nhân Thế Giới”, phần nói về Nhất Linh (NXB Thế Giới,
1970) của tác giả Trịnh Vân Thanh (Trịnh Chuyết):
“Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử
tội những phần tử quốc gia đối lập là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay
Cộng Sản. Vì thế tôi tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự
thiêu, để cảnh cáo những ai chà đạp mọi thứ tự do”.
Nguyễn Tường Tam có vợ
là bà Phạm Thị Nguyên (chủ hiệu buôn cau nổi tiếng Cẩm Lợi, số 15 Hàng Bè, Hà Nội),
bà mất tại Pháp ngày 6/5/1981.
Theo Nguyễn Tường Thiết trong sách “Nhất Linh, Cha tôi” (Gardena, CA:
Văn Mới, 2006) thì ông bà Nhất Linh có với nhau 5 người con trai (Nguyễn Tường
Việt, Nguyễn Tường Triệu, Nguyễn Tường Thạch, Nguyễn Tường Thiết, Nguyễn Tường
Thái) và 2 người con gái (Nguyễn Kim Thư, Nguyễn Kim Thoa).