Dành cho Logos quảng cáo
Trang giải trí của người Việt

Nhân vật lịch sử

NHỮNG HOẠT ÐỘNG YÊU NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI – Bài 5
TRƯỜNG XUÂN PHU TỬ - HỒ QUANG
27.02.2020 14:28:10

Nguyễn Tất Thành

(Tiếp theo Bài 4)
Chuyện theo dõi từng cá nhân có tên tuổi rõ ràng còn hồ đồ như vậy, thì thử hỏi khi theo dõi để tìm hiểu về “bí danh” của chung một nhóm người, dĩ nhiên mật thám Pháp phải gặp quá nhiều khó khăn. Như trong chuyện cắt cử mật thám tìm cho ra “Ai là dích thực là Nguyễn Ái Quốc?”. Việc Nguyễn Tất Thành tự đứng ra nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, không thể tin hoàn toàn được, vì lẽ thông thường khó có một người phạm tội nào nhất là đối với Bộ Thuộc Ðịa Pháp, mà dám đứng ra tự nhận tội khi chưa bị bắt, hay bị tra hỏi! 


Chúng ta phải thừa nhận một thực tế là việc này đã làm khó cho mật thám Pháp hồi đó rồi. Việc xác nhận “Ai mới dích thực là Nguyễn Ái Quốc” đối với người Pháp thì quả là việc khó... Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tất Thành đều là Monsieur Nguyễn cả. Khi theo dõi các báo cáo, các mật thám cứ lầm lẫn 3 người họ Nguyễn với nhau... khi thì Nguyễn Ái Quốc là người miền Nam (muốn nói Nguyễn An Ninh), học ở Pháp từ nhỏ (muốn nói Nguyễn Thế Truyền), có khi còn nhầm lẫn Nguyễn Ái Quốc với Nguyễn Như Chuyên nữa (Chuyên cũng là một mật thám Pháp nói ở đoạn trên). Ðến khi điều tra nhân vật Nguyễn Tất Thành (có chụp được ảnh của người này) đưa cho những mật thám theo dõi những “Monsieur Nguyễn” khác, được chấm dứt. Ðến đây việc diều tra “Ai là Nguyễn Ái Quốc” đối với nhà cầm quyền Pháp có thể “khép lại”. Nói như vậy không có nghĩa là nhà cầm quyền Pháp cho ngưng luôn việc theo dõi sát những hoạt động của “Nguyễn Ái Quốc” trên đất Pháp (người tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc tức Nguyễn Tất Thành chưa đủ khả năng làm những việc đang xảy ra trên báo chí Pháp!). Sự thực mà người Pháp không ngờ việc Nguyễn Tất Thành lại dám đứng ra nhận mình là Nguyễn Ái Quốc vì đây là mưu đồ của Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền. Chính Nguyễn Tất Thành khi còn chân ướt chân ráo mới đến Paris, không công ăn việc làm, nhóm người Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền phải gồng gánh giúp đỡ. Lúc này Ðảng Xã Hội và đảng Cộng Sản Pháp đang hoạt động mạnh, thế lực của họ mỗi ngày một mạnh lên, nhất là sau cuộc cách mạng Bônchevit thành công tại Nga (1917), Nguyễn Thế Truyền là người của đảng Xã Hội, dảng Cộng Sản Pháp nên giới thiệu ngay Nguyễn Tất Thành vào để có người hỗ trợ, từ đó mọi hoạt động của ông Thành được đảng Cộng Sản Pháp che chở, chuyện này dẫn đến việc thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc thì không sao. Để người Pháp tin rằng Nguyễn Tất Thành chính là Nguyễn Ái Quốc, nhóm Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền cố tình đưa hết các văn bản mà họ viết để Nuyễn Tất Thành đem đưa cho mật thám Pháp và nói rằng: “Ðây là các bằng chứng, những bài này chính tôi vừa viết và cho dăng báo xong...”. Sự kiện này được ghi trong một bản báo cáo của mật thám vào năm 1919: “Nguyễn Ái Quốc vừa viết xong cuốn sách này, dịch cuốn sách kia...”. Còn ông Daniel Hémery đã dựa vào những báo cáo do mật thám Pháp báo lên, nên đã bị mắt bẫy của nhóm cụ Phan Chu Trinh nên mới viết: “Cuối năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã sửa soạn ra cuốn sách Les Opprimés - Những Kẻ Bị Ðàn Áp (có thể đây là sơ thảo của văn bản Procès de la Colonisation - Bản Án Chế Ðộ Thực Dân) và còn đang nghiền ngẫm dự định dịch các tác phẩm Tây Phương như L'Espritdes lois (Vạn Pháp Tinh Lý) sang Quốc Ngữ.” (Daniel Hémery, Ho Chi Minh, De L'Indochine au Vietnam, Gallimard, 1990, trang 45). Ở đây, ông Daniel Hémery có thể bị sai lầm vì ông Nguyễn Tất Thành mới đến Pháp vào tháng 6 năm 1919. Còn vụ vở kịch Le dragon de bambou (Rồng Tre) của Nguyễn Ái Quốc thì không phải do Nguyễn Tất Thành viết mà có thể do Nguyễn Thế Truyền (hay Nguyễn An Ninh) rồi giao ông Thành đem đến đưa cho Léo Poldès (đảng viên Cộng Sản Pháp, điều khiển các buổi nói chuyện tại Câu Lạc Bộ Ngoại Ô (Club du Faubourg), nơi mà ông Nguyễn Tất Thành hay đến tập nói tiếng Pháp với công chúng. Ông Léo Poldèskhi đọc tác phẩm lấy làm thích thú và chịu đứng ra giúp dựng thành vở kịch (trình diễn ở lễ hội L'Humanité năm 1922). Léo Poldèscó nhận xét về vở kịch này như sau: “Hoàn chỉnh, hóm hỉnh, đối thoại hài hước quất vun vút như roi, sống động như lối khôi hài của Aristophane (Kịch tác gia danh tiếng của Hy Lạp)” (Trích bài của Léo Poldès đăng trên báo Ici Paris Hebdo ngày 1/6/1946, in lại trong HCMLe procès de la Colonisation francaise, L'Harmattan, 2007, trang 195). Việc Nguyễn Tất Thành tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc thì trong báo cáo đề ngày 28 tháng 11 năm 1919 viết như sau: “Chúng tôi thấy ở Paris có một người An Nam hình như gốc Bắc, tự nhận là Nguyễn Ái Quốc. Hắn giấu kỹ danh tánh thật. Chính hắn đã ký những bản truyền đơn đòi tự trị ở Ðông Dương. Hắn ở số 6, villa des Gobelins, nhà luật sư Phan Văn Trường, hắn chuyên về vấn đề chính trị và cả ngày ở thư viện Quốc Gia, phố Richelieu, thư viện Sainte-Geneviève, Placedu Panthéon, ở văn phòng Hội Nhân Quyền, phố L'Université, hoặc nậm nọa với bọn khả nghi cùng chủng loại. Hắn thư từ với Phan Châu Trinh ở Pons, Phan Văn Trường và Khánh Ký hiện đang ở Mayence. Tình báo cho biết tại nhà số 6 Villa des Gobelins bọn An Nam có khi tụ họp tới 1 giờ sáng, cãi nhau ỏm tỏi đến nỗi láng giềng phải than phiền... Các thám tử của ta theo dõi rất sát tên được gọi là Nguyễn Ái Quốc, một người đã kết thân được với hắn, sớm muộn gì rồi hắn cũng sẽ thổ lộ cho biết danh tánh thật” (Thu Trang - Gaspard, HCM à Paris, trang 82-83).
Chính ông Phan Văn Trường đã xác nhận rằng nhà ông lúc nào cũng có người đứng phía bên kia đường để theo dõi, dòm ngó, canh chừng những người trong nhà (vì nhà ông Trường là Villa des Gobelinsở ngõ cụt nhỏ, các mật thám dễ theo dõi, nhưng cũng dễ bị đối phương phát hiện). Chuyện tranh cãi “ỏm tỏi” khiến mật thám Pháp có thể nghe, có thể đây là việc tranh luận về nội dung các bài sẽ viết để đăng vào báo sắp tới... nên có thể nói bản báo trên viết rất đúng. Ðến ngày 12/10/1920, viên Tổng Thanh Tra Pierre Guesde viết bản tổng kết gửi lên Bộ Trưởng trong đó thừa nhận rằng chưa thể kết luận được ai là tác giả của những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc, và với sự xét đoán mang tính nghề nghiệp của họ, họ không thể tin Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Ái Quốc, dầu Nguyễn Tất Thành đã nhận như vậy (họ so sánh khả năng về tiếng Pháp của ông Thành lúc đó qua các lần đối đáp khi bị hỏi cung, thì biết rằng ông Thành chưa có thể viết được những bài báo bằng tiếng Pháp như người Pháp được. Như thế “bóng ma” mang tên Nguyễn (Nguyễn Ái Quốc) mà mật thám mô tả trong các bản mật báo: “diễn thuyết, có mặt trong các thư viện, là tác giả các bài báo...”, đối mặt với một “người thật” là Nguyễn Tất Thành tự xưng mình là Nguyễn Ái Quốc, thì người ngoài cuộc phải nghĩ thế nào đây?
Nội dung bản tổng kết mà Tổng Thanh Tra Pierre Guesde, gởi lên ông Bộ Trưởng, nội dung có đoạn như sau:
“Thưa ông Bộ Trưởng,
...Trước hết, Nguyễn Ái Quốc, giấu danh tánh thật của y. Y không muốn bị lộ tung tích; y đã đổi tên nhiều lần khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác, cái tên Nguyễn Ái Quốc hiện nay chỉ đánh lừa được kẻ không biết tiếng An Nam; Nguyễn Ái Quốc có nghĩa đơn thuần là “Nguyễn yêu nước”.
Tất cả mọi cố gắng đều dồn vào việc điều tra hộ tịch của Quốc. Những người chỉ điểm An Nam và các thanh tra an ninh đều bắt tay vào việc và trao đổi thường xuyên với Ðông Dương.
Những thông tin do Cảnh Sát Cuộc (Préfecture de Police) cung cấp chẳng có gì chính xác (à) Trong buổi nói chuyện với ông Thanh Tra Cảnh Sát Trưởng, tôi đã thông báo là ông Toàn Quyền Ðông Dương rất có lý khi nhấn mạnh đến việc cần xác định danh tánh Quốc. Tôi còn nói thêm: “Nguyễn Ái Quốc tự nhận mình là người An Nam. Có thật thế không? Ai chứng tỏ điều đó? Y nói rằng y không có giấy tờ nào do nhà cầm quyền Ðông Giương cung cấp. Y xen vào chính trị, trà trộn vào những nhóm chính trị, phát biểu trong những buổi hội họp cách mạng, và chúng ta không biết rõ đối thủ là ai! (à)”
Sau buổi tôi nói chuyện cùng ông Thanh Tra, Nguyễn Ái Quốc bị gọi đến Cảnh Sát Cuộc. Người ta đã chụp hình và hỏi cung y. Việc này xảy ra ngày 20 tháng 9 (1920). Những câu trả lời của Quốc được lưu trữ trong biên bản đính kèm. Y vẫn khăng khăng nhận mình là Nguyễn Ái Quốc. Chúng ta chắc chắn đó là lời mạo nhận“.
Nhưng trong bản báo cáo tiếp theo, Tổng Thanh Tra Pierre Guesde lại viết:
“...Trong tình trạng hiện nay của ăng-kết, với những thông tin tiếp được từ Ðông Dương, tôi nghĩ có thể xác định rằng Nguyễn Ái Quốc chẳng qua là tên Nguyễn Tất Thành, kẻ đã ở An Nam năm 1908, trong khi xẩy ra bạo loạn, và đã ở Anh trước khi đến Pháp. Mà Nguyễn Tất Thành được coi là kẻ phiến động nguy hiểm.
Ngay từ ngày 25/7/1919, qua điện tín số 1791, chính phủ Ðông Dương đã thông báo rằng một bản thỉnh nguyện có ẩn ý, gửi từ Paris, hôm 18/6, cho nhiều tờ báo ở Thuộc Ðịa, dưới cái tựa “Những thỉnh nguyện của dân tộc An Nam”. Bản thỉnh nguyện này, trước tên ký, có ghi: Thay mặt nhóm người An Nam yêu nước: Nguyễn Ái Quốc (...)
Nguyễn Ái Quốc đã liên kết với nhiều phần tử cách mạng ở Pháp và ở ngoại quốc. Y giao thiệp cùng lúc với nhóm xã hội, nhóm vô chính phủ ở Pháp và những kẻ cách mạng Trung Hoa, Triều tiên, Nga, Ái nhĩ lan, v.và Y phát biểu trong những buổi diễn thuyết của đảng Xã Hội, đáng chú ý là hôm 1 tháng 5 vừa qua (1/5/1920) và trong những cuộc đình công khác nhau. Y vừa viết xong một cuốn sách trong đó y đòi độc lập cho Ðông Dương. Chúng tôi đã có được bản cóp-pynhững đoạn chính của cuốn sách này...”.
Làm báo cáo kiểu này thì thật khó hiểu, trước sau bất nhất (báo cáo sau trái ngược với báo cáo trước), cơ quan an ninh làm sao có thể đưa ra kết luận: Nguyễn Ái Quốc tức là kẻ đến trình diện khai nhận mình chính là Nguyễn Ái Quốc, rồi còn nhân vật Nguyễn Tất Thành, một người thường đi diễn thuyết, cũng là tác giả các văn bản chống lại chính phủ Pháp cũng chình là Nguyễn Ái Quốc?!
Báo chí tại Sài Gòn nhận xét về việc này, ông Hồ Hữu Tường có nhận xét: “Người lên trình diện chính là Nguyễn Tất Thành, chứ không phải ai khác”. Trong “41 Năm Làm Báo, Ðông Nam Á, Paris, 1984, trang19, Hồ Hữu Tường kể lại giai thoại này như sau: “...Trát đòi Nguyễn Ái Quốc lên trình diện, nhưng lại gửi về địa chỉ Phan Châu Trinh và Phan đã giao cho Nguyễn Tất Thành lên trình diện...”.
Nhân vật Nguyễn Ái Quốc được các mật thám theo dõi, sau đó báo lên cơ quan an ninh Pháp suốt trong thời gian từ 1919 đến tháng 5/1920, là người đã có hành động “liên kết với nhiều phần tử cách mạng ở Pháp và ở ngoại quốc. Y giao thiệp cùng lúc với nhóm Xã Hội, nhóm Vô Chính Phủ ở Pháp và những kẻ cách mạng Trung Hoa, Triều Tiên, Nga, Ái Nhĩ Lan, v.và Y phát biểu trong những buổi diễn thuyết của đảng Xã Hội, đáng chú ý là hôm 1 tháng 5 vừa qua (tức 1 tháng 5 năm 1920) và trong những cuộc đình công khác nhau. Y vừa viết xong một cuốn sách trong đó y đòi Ðộc Lập cho Ðông Dương. Chúng tôi đã có được bản cóp-pi những đoạn chính của cuốn sách này...”.
Mật thám Pháp cũng cho rằng Nguyễn An Ninh cũng là Nguyễn Ái Quốc, vì theo mô tả rất trùng hợp với các đức tính một con người Nam Kỳ: “vô chính phủ, bộc trực, diễn thuyết liên miên, viết sách đòi Ðộc Lập cho Ðông Dương” (lúc đó ông Nguyễn Thế Truyền còn ở Toulouse và Nguyễn Tất Thành ở Anh mới sang Pháp không thể diễn thuyết và viết sách bằng tiếng Pháp).
Tổng Thanh Tra Pierre Guesdecòn viết:
“...Những bài báo phát xuất từ Nguyễn Ái Quốc và đồng bọn được đón nhận khá tốt trong một loại báo (đặc biệt báo L’Humanité). Chúng ta thấy những bài ký tên y trong những báo khác nhau, đặc biệt trong tờ L’Humanite ngày 2 tháng 8 năm 1919, và trong tờ Le Populaire ngày 4 và 14 tháng 10 năm 1919. Y ở số 6, villa des Gobelins, Paris, trong một nhà lầu (immeuble) do Phan Văn Trường thuê (Phan Văn Trường là một trong những tay phiến động nguy hiểm nhất hiện đang ở Ðức cùng với Khánh Ký và Francois Albert, tất cả đều là bạn Nguyễn Ái Quốc cũng như Phan Châu Trinh thường trực ở nhà Nguyễn Ái Quốc và hiện đang ở đây luôn). Kèm đây là lá thư của Nguyễn Ái Quốc gửi cho M. Outrey, từ Biarritz, ngày 16 tháng 10 năm 1919, cho thấy ý kiến của Nguyễn Ái Quốc về chính phủ ta như thế nào. Nhóm cách mệnh bao gồm những phần tử chính người An Nam mà tên vừa kể trên đây, tuyên bố rằng muốn ở lại Âu Châu để gặp dịp, sẽ hoàn toàn tự do vạch ra, những sai lầm của nhà cầm quyền Pháp và phụng sự lợi ích An Nam ngõ hầu đạt được càng sớm càng tốt: Sự tự chủ của Ðông Dương (à) Ta có thể xác định rằng Phan Văn Trường là kẻ thông minh nhất và quỷ quyệt nhất trong nhóm. Nguyễn Ái Quốc là thư ký và là người cho Phan Văn Trường mượn tên... (Carton 87, S. III, Thu Trang - Gaspard, HCM à Paris, trang 107-108).
Như thế theo các báo cáo mà Bộ Thuộc Ðịa Pháp ghi nhận từ Tổng Thanh Tra Pierre Guesde thì Nguyễn Ái Quốc không phải chỉ có một mình Nguyễn Tất Thành, mà còn có Nguyễn An Ninh cũng là Nguyễn Ái Quốc nữa. Tuy vậy trong phần nhận xét, viên Tổng Thanh Tra Pierre Guesde tỏ ra rất tinh tường: Thứ nhất, ông ta không thể tin Nguyễn Tất Thành chính là Nguyễn Ái Quốc; thứ hai, đọc các văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc, ông đoán ngay phải là người Pháp có trình độ hiểu biết về văn chương Pháp thật cao mới viết được những bài quan trọng như “La question des indigènes en Indochine” (Vấn Ðề Dân Bản Ở Xứ Ðông Dương - bài này là do ông Phan Văn Trường viết) cũng như bài “L'Indochine et la Corée, une intéressante comparaison” (Ðông Dương và Triều Tiên, một sự so sánh lý thú) và bài “Lettre à Monsieur Outrey” (Thư gửi ông Outrey- do Nguyễn An Ninh viết). Tổng Thanh Tra Pierre Guesde còn cho rằng ông Phan Văn Trường mới là người nguy hiểm nhất trong các người bị tình nghi lúc bấy giờ (12/10/1920) dầu cho Nguyễn Tất Thành đã nhận cái tên Nguyễn Ái Quốc là của mình chứ không phải của Phan Văn Trường. Sau khi ông Nguyễn Tất Thành sang Liên Xô, Pierre Guesde vẫn cho rằng Nguyễn Ái Quốc không phải là Nguyễn Tất Thành, nhưng rồi cũng không thể kết luận chính xác ai mới đích thực là Nguyễn Ái Quốc!

HyperLink
Cùng chủ đề
© Copyright 2012    http://vietnamsuhoc.com/    All right reserved.   E-mail:info@vietnamsuhoc.com    Designed by Ho Quang.