NGỌC HÂN CÔNG CHÚA (玉忻公主) - Bài 2
“Than ôi! Nguyệt in phách
quế, Mái trường Thu vừa rạng
vẻ làu làu, Sương ủ hồn hoa, Niềm thương uyên chợt
rơi mùi thoảng thoắng. Nẽo chân du quanh cõi biết
tìm đâu, Niềm vĩnh mộ bâng khuâng
hằng trạnh tưởng. Giọt ngân phái câu nên vẻ
quí, Duyên hải cầu thêm giúp
mối tu tề, Khúc thư châu dội sánh
tiếng hòa, Khuôn nội tắc đã gây nền
nhân nhượng. Lanh lanh bút đỏ đua
thơm, Chói chói sách vàng rực
sáng, Hồ đỉnh ngậm ngùi cung nỏ, Sắp rắp chìm châu nát ngọc
đã từng nguyền, Cung khôn bịn rịn gối
nao, Ấp vì vun quế quén lan
nên phải ngượng. Tự sung linh hay gìn giữ
hiếu tư. Vâng tứ đức cũng thỏa
vui vinh dưỡng. Noi tiên chí vậy dốc bề
trí kính, Dấu sân huyên đôi chốn
sum vầy, Cảm mẫu nghi mà thay buổi
thừa hoan, Vẽ áo vải xưa kia mường
tượng. Mong thể thiên tùng chập
thân cao, Kiềm máy máy so le khôn
lượng. Sương nắng hấy rầy ngăn
trướng thúy, Băn khoăn cơn bữa ngọc
lò đan, Gió mây xây phút ruỗi xe
loan. Khởi diễn nẽo non bồng
vườn lãng. Lễ theo tình trọn cuộc mới
cam, Ðức so thọ mực câu chưa
đáng. Dù ngự đoái di thể sửa
măng vài chút, Lòng quyến linh đành có
vẻ đức vang thêm, Dù ngự cảm cố khư hương
khói đôi phen, Lệ áp tuất vốn còn nhuần
gội xuống, Ấy tờc vuông hằng chăm một
tín thành, Ắt mấy chút cũng thờu
trên tinh sảng. Ôi! Bóng quanh nước mây
thoi đưa ngày tháng. Chồi tiên lan nhường rã
rợi bên thềm, Dấu cử vũ bỗng lạnh lùng
dưới trướng. Nguyễn cũ hẳn nay đã trọn
vẹn, Bên Ðan lăng quanh quất
mạch liên châu. Khí thiêng dõi để dặc
dài. Trong thanh miếu ngọt
ngào mùi quán sưởng. Rày nhân gác bánh liễu
dư, Bày hàng thử trượng. Nhìn hâm vệ hành ngưng mọi
vẽ, Ðường u hiển xa lìa, Dâng điện diên gọi vái mấy
lời, Mối luân Thương tỏ sáng. Hỡi ôi! Cảm thay! Sở dĩ người viết đưa bài văn tế này vào đây là muốn minh
xác về ngày giờ ra đi vĩnh viễn của bà Ngọc Hân: vào năm Kỷ Mùi (1799), có
nghĩa trước lúc Gia Long chiếm Phú Xuân khoảng 2 năm (mất 1799, đến 1801 Phú
Xuân mới rơi vào tay Nguyễn Phúc Ánh). Do đó những huyền thoại nói rằng bà Ngọc
Hân về làm vợ vua Gia Long là không thực, và không thể xảy ra (sẽ viết rõ ràng ở
phần dưới). Xác nhận điều này có thể đem so sánh ngày mất của bà Ngọc Hân ở bài
văn tế (do vua Cảnh Thịnh đọc) với những ghi chép trong tộc phả họ Nguyễn Ngọc…
làng Phù Ninh (Bắc Ninh) thấy rất trùng khớp. Riêng hai người con (Nguyễn Quang
Ðức, Nguyễn Thị Ngọc Bảo) của bà, khi bị Nguyễn Ánh bắt (Lê Tộc Phả Ký), mới 12
và 10 tuổi đều bị hành hình. Về ngày chết của Quang Đức và Ngọc Bảo, tộc phả họ
“Nguyễn Đình…” ghi như sau: “ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu (23 tháng 12 năm
1801) hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất (lúc đó được 10 tuổi), đến ngày 17 tháng Tư
năm Nhâm Tuất (18 tháng 5 năm 1802), công chúa Ngọc Bảo mất, mới 12 tuổi”. | Theo “Biệt Lục" của tộc phả “Nguyễn Đình…”, thì vào năm 1804, bà Nguyễn Thị Huyền lúc nầy đã 51 tuổi (năm 1786, vua Lê Hiển Tông mất,
bà Huyền mới có 33 tuổi), vì thương con gái (Ngọc Hân) và 2 cháu ngoại (Ngọc Bảo
và Quang Đức) bị chết yểu tại Phú Xuân, nên thuê người vào lấy trộm hài cốt (3
mẹ con Ngọc Hân) đưa về bản dinh (tức dinh Thiết Lâm của bà Huyền). Ngày 16
tháng 7 năm 1804, bà Huyển đã cho cải táng (hài cốt bà Ngọc Hân, phụ táng hoàng
tử Nguyễn Quang Đức bên trái, công chúa Ngọc Bảo bên phải). Nơi này nay là bãi
Cây Đại hay bãi Đầu Voi ở đầu làng Nành, xã Phù Ninh (hiện nay là xã Ninh Hiệp,
huyện Gia Lâm, Hà Nội). GS. Chu Quang Trú đã dẫn chứng trong “Đại Nam Thực Lục”
có nói đến việc này: “khoảng đầu năm Gia Long, ngụy Đô Đốc tên là Hài, đem hài
cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh. Thị huyện
ngầm xây mộ, dựng đền, khắc bia giả, đổi lại họ tên, để làm mất dấu tích”. Mọi việc tưởng êm thắm, không ngờ đến thời vua Thiệu Trị
(vào năm 1842), miếu thờ 3 mẹ con Ngọc Hân bị đổ nát… Một ông tú (không rõ tên)
người làng Nành, biết bà “Chiêu Nghi họ Lê” (Bà Nguyễn Thị Huyền) có rất nhiều
công lao đối với dân địa phương, nên đứng ra quyên góp tiền tu sửa lại ngôi miếu
gọi là chút lòng đáp nghĩa. Tu sửa xong, viên “phó tổng” (“Tổng” đơn vị hành
chánh cấp “làng” nhưng lớn hơn) người cùng làng với ông tú biết chuyện nầy, vốn
sẵn hiềm khích, hắn ta đến cửa quan tố giác ông Tú đang lo việc thờ tự “ngụy Huệ”.
Với bằng chứng rõ ràng, triều đình Huế (thời vua Thiệu Trị) liền ra lệnh đập
phá ngôi miếu, cùng cho quật 3 ngôi mộ (mẹ con Ngọc Hân) lấy hài cốt “quăng” hết
xuống sông… Dĩ nhiên không chỉ ông Tú bị ghép vào trọng tội, mà còn liên lụy đến
viên Tổng Đốc Bắc Ninh (Nguyễn Văn Giai) cũng bị giáng chức luôn. “Chính Sử Triều Nguyễn” chép: “Nhâm Dần, Thiệu Trị, năm
thứ 2 (1842), mùa Thu, tháng Bảy: Tỉnh Bắc Ninh có dân xã Phù Ninh ngầm thờ ngụy
quỷ. Việc bị phát giác, vua sai hủy bỏ đền thờ. Nguyên người xã ấy là Nguyễn Thị
Huyền, làm cung nhân của vua Lê Hiển Tông, có người con gái là Ngọc Hân sau gả
cho ngụy (Nguyễn Huệ) sinh được 1 trai 1 gái. Ngọc Hân chết, trai gái cũng chết
non cả. Khoảng đầu năm Gia Long, ngụy đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con
Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh. Thị Huyền ngầm xây mộ,
dựng đền, khắc bia giả dối, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích. Tới đây, việc ấy
phát giác, vua sai hủy đền thờ, đào bỏ hài cốt kẻ ngụy đi”. Sách “Mấy Vấn Đề Về Vua Gia Long” của GS. Trần Quốc Vượng,
chép: “Tôi được đọc gia phả nhà họ Nguyễn ở làng Nành (nay thuộc
xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội) quê bà Nguyễn Thị Huyền, mẹ bà Ngọc Bình,
nhũ mẫu của bà Ngọc Hân. Gia phả có đoạn chép: “Bà cụ Nguyễn Thị Huyền – qua
con gái bà là bà Ngọc Bình – có làm đơn xin cải táng mộ bà Ngọc Hân (và 2 con
bà) về Bắc, về quê bà. Vua Gia Long đồng ý. Tiểu sành đựng xương cốt bà Ngọc
Hân được chở bằng thuyền về làng Nành và được xây mộ hẳn hoi. Mãi đến thời Thiệu
Trị (1840-1847) có một tên cường hào ở làng Nành vì có sự choảnh chọe ngôi thứ
gì đó với dòng họ Nguyễn nên làm đơn vu cáo họ Nguyễn đã “lợi dụng” gì đó về
ngôi “mả ngụy” Ngọc Hân, cấp trên nó quan liêu hay ăn đút lót gì đó – không biết
– phê vào đơn cho phép đào mả Ngọc Hân quăng xuống sông Nhị Hồng…”. Hiện nay ở Gia Lâm có đền Ghềnh, theo tương truyền đền nầy
rất linh, vì ngày xưa nơi đây hài cốt của bà Ngọc Hân đã trôi dạt vào và được
dân vớt lên mai táng lại. Trở lại chuyện Bắc Cung Hoàng Hậu: Trong văn chương bác học bình dân Việt Nam, tục ngữ, ca
dao chiếm giữ vai trò chính yếu, tuy không thành văn, nhưng lại qua cách truyền
khẩu thâm nhập sâu vào tim óc của từng con người, nó lưu truyền từ đời này sang
đời khác, để rồi tự cải biến theo đúng phong tục tập quán địa phương rồi trở
thành nội dung trữ tình, mộc mạc, và rất hiện thực... Chúng ta không lạ gì những
lời ca với các câu hò đối đáp thử tài để nam nữ tìm hiểu nhau… để sau đó nguyện
ước cùng sống bên nhau đến trọn đời. “Gái Bắc Ninh” với làn điệu “Quan Họ” thì
không nơi nào khác có thể sánh bì. Bắc Ninh chính là quệ mẹ của công chúa Ngọc
Hân vậy. Lịch sử Việt Nam, các sử gia nói nhiều về Ngọc Hân, có lẽ
một phần vì bà được kết duyên với vua Quang Trung, một mối tình lộng lẫy, huy
hoàng, chấn động, mà lúc đầu ai cũng tưởng cuộc hôn nhân nầy chỉ là một thỏa
thuận mang tính hòa nghị. Nhưng dần dần về sau, người đời đã nhận biết đây
chính là cuộc tình nồng thắm (trai tài gái sắc) giữa người đẹp tuyệt vời Bắc Ninh
(Ngọc Hân) với người hùng “áo vải cờ đào” Tây Sơn (Nguyễn Huệ). Mười sáu tuổi, lần đầu tiên rời cung vàng điện ngọc để về
sống với phu quân bên bờ sông Nhị, có lẽ sự ngượng ngùng, e lệ, không tránh khỏi
của một thiếu nữ tuổi vừa độ trăng tròn, nhưng tất cả đều vượt qua… Họ dần dần
trở nên thân thiết, xóa bỏ mặc cảm cách biệt tuổi tác, sống hết mình với tình
yêu đang có… Đó là thời điểm của những năm 1786 cho đến 1792.
Từ khi về làm vợ Bắc Bình Vương, bà rất được chồng
tin tưởng và đến khi trở thành Hoàng Hậu, bà được vua Quang Trung giao hết việc
coi sóc nội cung, nhất là việc dạy dỗ các con của vua. Đê đáp lại sự tin tưởng
nầy, bà xem tất cả các công chúa, hoàng tử đều là con chính của bà, nên bà dùng
tình thương thật đồng đều mà dạy dỗ chúng. Việc trở ngại lớn nhất cũng là sự đau
lòng nhất đối với bà là việc đứng ra làm trung gian hòa giải giữa triều đình
Nhà Lê và chồng. Theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí, thì ý của bà muốn lập Lê Duy Cận
(anh trai của bà) lên ngôi thay vua cha vừa băng hà. Nguyễn Huệ với tư cách
Nguyên Soái Dực Chính Phù Vận Uy Quốc Công (do vua Lê Hiển Tông phong) vừa là
Phò Mã, vừa là người cứu Nhà Hậu Lê (trung hưng) ra khỏi sự chuyên quyền của
Chúa Trịnh, nên việc lập vua mới thì ý kiến của ông rất quan trọng, và ông đã
theo ý của vợ (Ngọc Hân Công Chúa). Hội đồng hoàng tộc Nhà Lê cùng các quan đại
thần trong triều đình phản đối, không tiếc lời sỉ vả bà Ngọc Hân là người vong
ơn, chỉ biết có Tây Sơn chứ không nghĩ gì đến cơ đồ Nhà Lê, nên mới không tuân
theo di chúc của tiên đế (theo di chúc thì người nối ngôi là Hoàng Tôn Lê Duy Kỳ,
gọi Ngọc Hân bằng cô ruột). Lễ đăng quang phải ngưng, rốt cuộc Ngọc Hân phải
theo ý di chúc của vua cha, quay về năn nỉ với chồng (Nguyễn Huệ) phải lập Lê
Duy Kỳ lên ngôi… Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ rất bực mình, vì trước đó ông đã
nghe lời vợ mà cho lập Lê Duy Cận, bây giờ cũng phải nghe lời vợ mà lập Lê Duy
Kỳ thật là “tiền hậu bất nhất” không uy nghiêm gì cả... nhưng vì yêu thương vợ,
ông đành dằn lòng chấp nhận. Lê Duy Kỳ lên ngôi lấy hiệu là Chiêu Thống (thường
gọi là vua Lê Chiêu Thống, vị vua cuối cùng của Nhà Hậu Lê, thời Lê trung hưng).
Trong vụ nầy “công chúa Ngọc Hân” là người chịu tai tiếng nhiều nhất, chỉ vì muốn
anh mình làm vua; đối với Nguyễn Huệ, ông ta không màng gì đến sự tranh chấp nội
bộ của triều đình, bổn phận làm Phò Mã thì giúp gì cho Công Chúa được thì giúp…
Nhìn lại trong vụ này, bà Ngọc Hân đã hoàn toàn bị triều đình Nhà Lê không chấp
nhận, loại bà ra khỏi hoàng tộc. Vua Quang Trung cùng những đại thần Tây Sơn hiểu
được “nỗi lòng” nầy, nên tìm mọi cách chứng tỏ cho bà biết là họ không còn để ý
đến những chuyện đã qua của cung đình Nhà Lê. Xem tiếp Bài 3
Hồ Quang
|