Lúc đó còn là
chính trị viên của tiểu đoàn, tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có
học, lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa.
Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh
Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm
trong tay gần năm trăm mẫu tư điền.Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo
và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội Sư Ðoàn 304 của tôi thiếu ăn, nên ông thường
cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là Trưởng Phòng Tuyên Huấn
và Chính Trị Viên của Tiểu Ðoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt
của ông, đồng thời đề nghị lên Sư Ðoàn Trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh
danh ông. Thế rồi, một hôm, Tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng
ông bị đội Phóng Tay Phát Ðộng Quần Chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất,
chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó,
cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi
được tha chết nhưng bị đội Phóng Tay Phát Ðộng đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần
áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ,
nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó , cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc
lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.
Biết chuyện thảm
thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con
gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể
nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên
ngoài cửa sổ, nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn.
Lúc gần tới
xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những
củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củờ rồi đưa lên miệng gặm,
ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi
thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc
rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói
lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không
biết ngày mai còn sống hay bị chết đói.
Tôi suy nghĩ rất
nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.
Sự quyết định
của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền,
nhưng cô chịu thương chịu khó, bữa đói bữa no... Cho đến bây giờ cô đã cho tôi
10 người con gồm 6 trai, 4 gái, và cháu nội ngoại hơn 30 đứa!
Trong mấy chục
năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá
núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải
sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ. Thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi
yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng
thèm ra nhập làm gì.
(Ở đoạn này, vào năm 1988, khi có sự “đổi mới tư duy
kinh tế”, Hữu Loan thấy mình như OAÂng cho trong huyeaàn hoân boaùn môûoâi
ngôûoâôïi ra laôïm giauøo vieaân, con chauøu xin thì oaâng baÖo: ‘Chuuøng maôïy
roaøi haAÊng...được “cởi trói”, ông rất vui nên đã viết một bài “tự phỏng vấn”
gửi cho báo Lao Ðộng Chủ Nhật nhưng không được báo này cho đăng. Mãi đến năm
ông 91 tuổi (2007) thì “talawas” xin ông được đăng bài này. Theo như “talawas”
thì các chú thích trong bài được phóng viên ghi trực tiếp từ tác giả và những
người trong gia đình của nhà thơ. Hữu Loan đã “tự phỏng vấn” như sau:
“Tiểu sử Tên Hữu Loan cũng có tên đời là Nguyễn Văn
Dao, Sắt Ðỏ, Tốt Ðỏ, Binh Nhì... Tên chợ là “Ông già Vườn Lồi” (Phù Viên Lỗi).
Sinh năm Bính Thìn (1916), tại thôn Vân Hoàn, Nga Sơn, Thanh Hóa.
Từ 1936 đến 1942 làm cách mạng trong phong trào học sinh và nhà trường.
Từ 1943 đến 1945 về đi cày và đánh cá, làm Việt Minh
và làm khởi nghĩa huyện nhà (Nguyễn Hữu Ðán nói rằng bố mình gởi thơ cho viên Bang
Tá ở huyện, vận động quan quân ở huyện này hàng Việt minh... chiếm huyện này mà
Việt Minh không tốn một viên đạn nào hết).
Cùng thời gian này, Hữu Loan làm Ủy Ban Lâm Thời Tỉnh,
phụ trách 4 ty Giáo Dục, Thông Tin, Công Chính và Thương Chính. Chán lại về đi
cày và đánh cá nuôi bố mẹ già
Từ nửa năm 1946 đến
1951, điện mời làm Chủ Bút báo Chiến Sĩ Quân Khu IV ở Huế. Gặp tướng Nguyễn Sơn,
ủng hộ đường lối ưu tiên với văn nghệ sĩ (Hữu Loan cho biết là chính mình là người
đi hỏi vợ cho tướng Nguyễn Sơn). Khi Nguyễn Sơn bị đình chỉ công tác, trả cho
Trung Quốc, đường lối Nguyễn Sơn bị Lê Chưởng và Hoàng Minh Thi phản đối, Hữu
Loan đề nghị giữ Phạm Duy ở lại nhưng không được, ông lại bỏ về đi cày cho đến
1954 tiếp quản thủ đô lại có điện mời ra làm biên tập cho báo Văn Nghệ, được mời
vào làm hội viên Hội Nhà Văn. Sau tham gia Nhân Văn rồi bỏ về đi cày, đi thồ, từ
1958 cho đến giờ (lúc đó là cuối 1987) Bà Nhu (vợ của nhà thơ kể thêm về đoạn
này như sau: “Khi ông nhà tôi quyết định bỏ về quê, gia đình rất túng bấn, bản
thân tôi phải may khâu kiếm thêm. Lúc ấy ở quê lại đang chuẩn bị lên hợp tác
xã, ông nhà tôi chỉ băn khoăn là về quê vợ con sẽ khổ, song ông bảo tôi: ‘Thôi
thì bà với các con chịu khổ để cho tôi được sống lương thiện. Tôi mà chịu khó
hót thì nhà lầu xe hơi sung sướng đấy, nhưng tôi không làm được.' Ông ấy viết 4
lá đơn xin về, trong vòng hai năm mới được giải quyết. Lần cuối còn có hai anh
cán bộ đến nhà vận động ông ở lại. Họ nói từ sáng đến trưa, ông bèn cầm cây bút
lên bẻ làm đôi, bảo: ‘Làm cán bộ, làm nhà văn khó lắm. Viết vừa lòng nhà nước
thì dân chửi cho, viết vừa lòng dân thì có thể đi tù như chơi. Thôi tôi về đi
cày.’ Hai anh ấy lại nhờ tôi khuyên ông. Tôi bảo: 'Nhà tôi đã quyết thì không
ai nói được đâu.' Chúng tôi nuôi 10 đứa con khôn lớn thật vô cùng vất vả. Ông
nhà tôi đi thồ đá, tôi làm 2 sào ruộng, lại xay bột làm bánh bán ở chợ. Hôm nào
bán ế là gánh về một gánh nặng, cả nhà ăn trừ bữa. Tôi cứ xào một xoong to toàn
các thức rau, các con đi học về là nhào vào múc ăn thay cơm. Ba đứa trai lớn
thì hàng ngày phải dậy từ 3 giờ sáng, kéo 3 xe chuyến xe cải tiến chở đá từ
trên núi xuống hồ cách 2 cây số, bán cho các thuyền rồi mới ăn vội bát cơm độn để
chạy bộ 7 cây số đi học.”...
Phóng viên của talawas hỏi: Từ mấy chục năm nay
trong dân gian và trong văn học thường hay nói đến “Nhân Văn - Giai Phẩm”, đến
“vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm” như là một chuyện gì ghê gớm lắm mà những người đã
tham gia vụ ấy là những tên đầu trộm đuôi cướp, lừa đảo không thể dung tha được,
những bọn cặn bã xấu xa nhất của xã hội ta. Nhưng trong thực tế thì thơ, nhạc của
họ đều được nhân dân truyền tụng ngầm rồi đến công khai, cấm cũng không xong,
càng ngày càng lan tràn. Ngay cả đến nhà nước lại cũng đã tuyên bố phục hồi cho
họ, in lại thơ, lại nhạc. Như thế là trước kia không phải họ sai mà nhà nước
sai hay sao? Nếu nhà nước sai thì làm gì còn có “vụ án Nhân Văn”? Có sai mới có
án, mà đã không thì cái gọi là “vụ án Nhân Văn” là một vụ oan. Nhưng mới gần đây
vẫn có người trịnh trọng tuyên bố “vụ Nhân Văn” là một vụ án. Chúng tôi là những
người cầm bút chuyên môn mà vẫn thấy mâu thuẫn khó hiểu, huống hồ người dân thì
lâu nay chỉ được thông tin một chiều... Họ thắc mắc hỏi chúng tôi, chúng tôi rất
lúng túng không giải thích nổi. Vậy thì thưa ông Hữu Loan, ông đã là người
trong cuộc, xin ông giảng lại cho: Thế nào là “Nhân Văn”? Thế nào là “Vụ án
Nhân Văn”?
Hữu Loan: Tất cả mọi cái này, tôi đã có ý kiến đầy đủ
trong bản kiểm điểm của tôi ở trại “chỉnh huấn Nhân Văn”. Các anh nên đến qua
Công An Hà Nội tìm đọc thì hơn.
Phóng viên: Bác ngại sao?
Hữu Loan: Cũng ngại chứ!
Phóng viên: Vì sao vậy?
Hữu Loan: Vì tuổi tác cũng có. Nhất là vì mới đây thấy
hưởng ứng lời kêu gọi tự do báo chí, Nguyên Ngọc chỉ cho đăng số bài của các nơi
gửi về mà đã bị kết tội là sai phạm lệch lạc nghiêm trọng hơn nhiều, rồi hết cuộc
họp này đến cuộc họp khác, để kiểm điểm, để bàn cách đối phó. Nhưng dù sao, khắp
nơi các báo chí đều dám lên tiếng ủng hộ Nguyên Ngọc. Còn hồi tôi về thì không
một người bạn nào dám đến đưa chân ngay ở nhà chứ đừng nói ra ga, mặc dù có những
bạn tôi đã đấu tranh cho được vào biên chế, được vào Hội Nhà Văn mà mới cách đây
vài năm đi công tác qua nhà tôi cũng vẫn còn sợ liên quan không dám vào. Họ đều
đổ cho là tại chế độ, tại tình hình. Nhưng nếu chế độ là chế độ thì người cũng
phải là người chứ. Cái gì cũng có giới hạn của nó. Ðấy là bè bạn, là người
ngoài. Ruột thịt đối với tôi còn tàn nhẫn hơn nhiều.
Những năm 1943, 1944, 1945, Nhật đánh Pháp ở ta dữ dội,
trường tư tôi dạy phải đóng cửa, tôi về quê vừa làm ruộng, đánh cá để nuôi bố mẹ
và để hoạt động Việt Minh bí mật. Mấy năm ấy đói to. Bố mẹ tôi vẫn phải nhịn
cháo rau cho cán bộ Việt Minh bí mật về ăn. Những người cùng ở "ban khởi
nghĩa" với tôi làm to cả, gia đình nào bố mẹ cũng sung sướng, nguyên tôi lại
về. Mẹ tôi buồn ốm chết. Bố tôi chửi tôi:
“Mày làm Việt Minh chặt hết của tao một giặng tre để
rào làng, rào giếng.”
Các cháu trong nhà trong họ không đứa nào không
chửi:
“Ông về là đúng! Trời làm tội ông. Lúc ông phụ trách
4 ty còn ai nhiều chức hơn ông mà con cháu chả đứa nào được nhờ. Ông cho trong
huyện hơn bốn mươi người ra làm giáo viên, con cháu xin thì ông bảo: ‘Chúng mày
rồi hẵng...’ Ông chỉ toàn khuyên các cháu đi bộ đội. Nghe ông, bốn đứa xung
phong đi, giờ còn có một đứa về... Hồi Việt Minh còn đang bí mật, ông đứng ra
lãnh gạo, muối, diêm về phát cho dân. Ông phát cho dân trước, đến lượt ông và
con cháu ông lần nào cũng hụt, có lần hết sạch. Bây giờ ông coi họ lãnh sữa bột,
dầu cải của quốc tế cho trẻ em, họ chia nhau trước, đến lượt trẻ em thì hết.
Không ai dại như ông. Khi ông có tiêu chuẩn xe con, đi các huyện khác thì ông
còn đi xe con chứ khi nào về huyện ta ông toàn đi xe đạp, trong khi những người
không có tiêu chuẩn xe, họ mượn xe của ông để về vênh váo với làng nước. Ông bảo
ông làm cách mạng, để cho cả làng được đi học. Khi cách mạng thành công thì thằng
con ông thi đại học đậu thừa điểm đi nước ngoài họ không cho đi ngay cả trong
nước và chúng đã thay vào chỗ con ông một tên Cường không đậu, tên na ná với
tên con ông là Cương.”
Có đứa nó như phát điên và nó đã chửi tôi:
“Ông là loại ngu nhất. Ông bảo ông mẫu mực, cái mẫu
mực ấy đem mà vứt chó nó ăn. Chả đứa nào nó thương ông. Ông tự làm khổ ông lại
làm khổ lây đến con cháu…”
Mỗi lần như thế tôi phải đấu dịu với chúng:
“Thôi tao van chúng mày, nếu mẫu mực mà lại được
ngay ô tô nhà lầu thì chúng tranh chết nhau để làm mẫu mực chứ chả đến phần
tao. Ngay ngày 2/9, bên xã mổ thịt bán tự do cho dân về ăn Quốc Khánh, tao biết
thân phải đến rất sớm mà cũng chả đến phần. Những ông Đảng Ủy, Ủy Ban v.v… được
mua trước, đến mình thì hết phần…”
Phóng viên: Như vậy là bác chán không muốn nói đến
chuyện "Nhân Văn - Giai Phẩm" nữa?
Hữu Loan: Ai mà chả phải chán. Mình đấu tranh cho họ,
bênh vực họ, khổ vì họ, họ lại đè mình họ chửi, họ oán. Những kẻ gây tai họa
cho họ, họ lại cho là đúng, là gương để cho họ noi theo.
Phóng viên: Xưa nay bác vẫn là người nói thẳng, nói
thật, lúc trẻ bác còn dám nói, giờ già rồi không lý nào bác lại sợ, lại hèn?
Hữu Loan: Anh kích tôi đấy phỏng? Tôi là người không
bị động bao giờ.
(Xem Tiếp Bài 4)